Thị phần thị trường Mỹ về xuất khẩu hạt điều nhân của Ấn Độ đã giảm từ mức cao 42.694 tấn trong năm 2007-2008 xuống mức 30.100 tấn trong năm 2010-2011, giảm 29,4%. Trong năm 2009-2010, Mỹ đã nhập khẩu 117.000 tấn trong đó của Ấn Độ là 30.000 tấn. Trong năm 2010-2011, Mỹ đã nhập khẩu 126.000 tấn trong đó của Ấn Độ là 30.100 tấn.
Ông Pankaj Sampath, Công ty Samsons Trading Co. có trụ sở tại Mumbai đã nói:“ Xuất khẩu hạt điều nhân sang Mỹ đã đình trệ hơn 2 năm qua sau khi đã giảm 2 năm trước đó (từ năm 2007-2008 đến 2008-2009). Trong thời gian này Việt Nam đã thay vị trí Ấn Độ như là nước xuất khẩu chính cho Mỹ, chủ yếu do giá cả thấp hơn. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã nhanh chóng có những bước tiến trong việc xuất khẩu sang các nước khác như Nhật Bản và các nước Tây Á trong vài năm qua.”
Về mặt giá trị, các nhà xuất khẩu hạt điều nhân của Ấn Độ cũng phải đối phó với sự giảm giá trong khi thực hiên do sự mất giá của đồng Rupees (tiền của Ấn Độ) so với đô la Mỹ trong thời kỳ này. Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ 838 core Rupees hạt điều nhân (khoảng: 175.584.000 USD) trong năm 2007-08, 975 core Rupees (khoảng: 203.125.000 USD) trong năm 2008-09, 806 core Rupees (khoảng: 179.000.000 USD) trong năm 2009-10.
Xu hướng giảm xuất khẩu đi Mỹ sẽ tiếp tục trong năm 2011-12. Theo số liệu xuất khẩu 4 tháng đầu năm tài chính 2011-12, Mỹ nhập khẩu khoảng 7.000 tấn điều nhân trị giá khoảng 275 core Rupees ( khoảng: 61.112.000 USD).
Giridhar Prabhu, Giám đốc điều hành của Công ty Achal Cashew, nhà xuất khẩu từ Mangalore: “Mỹ là nhà tiêu thụ lớn nhất về điều nhân. Tuy nhiên, trong vài năm qua Ấn Độ đã vượt qua Mỹ về tiêu thụ hạt điều nhân. Về mặt truyền thống, mỗi nhà xuất khẩu đều muốn có mặt trên trường quốc tế và trông vào thị trường Mỹ vì là thị trường tiềm năng; học theo cách của Việt Nam vì Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu từ năm 2003, đã chào hạt điều nhân với giá thấp hơn so với Ấn Độ và dần dần chiếm được thị trường Mỹ, đang vượt Ấn Độ.
Hàng năm, Ấn Độ sản xuất ước đạt 250.000 tấn hạt điều nhân, khoảng 110.000 tấn được xuất khẩu, phần còn lại tiêu thụ trong nước.
Giridhar Prabhu cũng cho biết thêm: “Nguyên nhân giảm xuất khẩu của Ấn Độ vào Mỹ do Ấn Độ đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây bằng việc xuất khẩu sang khoảng 65 nước. Tây Á và Nhật Bản là các thị trường quan trọng cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ, ngoài thị trường Mỹ. Trong khi đó Việt Nam chỉ xuất khẩu đi Mỹ.”
Ngoài thị trường Mỹ, Úc là một nước nhập khẩu khác đã giảm sự phụ thuộc vào Ấn Độ về hạt điều nhân. Nhập khẩu của Úc từ Ấn Độ đã giảm từ 90% xuống còn 10% trong tổng nhu cầu trong mấy năm qua.
Ông Sampath đã nói: “Nhu cầu cấp bách là tăng lượng hàng sẵn có về hạt điều thô cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ để sử dụng công suất sẵn có 1,8 triệu tấn hàng năm. Hiện nay, Ấn Độ sản xuất khoảng 500.000 tấn hạt điều thô, trong khi đó nhập khẩu 700.000 tấn".
Tuy nhiên, trong năm tài chính này, nhập khẩu hạt điều thô giảm khoảng 100.000 tấn vì Việt Nam và Braxin tăng mua trong năm nay. Việt Nam nhập khẩu khoảng 325.000 tấn, trong khi đó Braxin nhập khẩu khoảng 40.000 tấn. Kịch bản này sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến công nghiệp chế biến của Ấn Độ.”.