Về giao thông, có 2 vị trí đường sắt bị sự cố ( Ninh Thuận), hiện đã được khắc phục và cơ bản thông tuyến; 1.500m đường quốc lộ bị ngập (Bình Dương); 170m đường tỉnh bị sạt lở hư hỏng (Khánh Hòa 30, Ninh Thuận 140);...
Mưa lớn đã ngập lụt nghiêm trọng tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu (BR– Vũng Tàu).
Hiện các địa phương khu chịu ảnh hưởng của bão đang tiếp tục thực thiên thống kê, tổng hợp thiệt hại và báo cáo theo quy định.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; tập trung công tác ứng phó với mưa, lũ sau bão.
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tổng hợp, đánh giá thiệt hại và triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo khẩn trương xử lý các sự cố, khôi phục giao thông đường bộ, đường sắt trong khu vực bị ảnh hưởng.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho các khu vực hạ du các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Ứng trực 24/24h tại các hồ xung yếu; theo dõi chặt chẽ, đôn đốc các địa phương và các chủ hồ chủ động các biện pháp ứng phó, tính toán tham mưu sẵn sàng phương án điều tiết phù hợp với tình hình thực tế.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh tăng cường cán bộ, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác trực ban, tham mưu ứng phó với mưa lũ sau bão; tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai./.