• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ra mắt loạt sách về đề tài Xuân Mậu Thân 1968

(Chinhphu.vn) - Ngày 1/3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ và Hội Nhà văn Thành phố tổ chức ra mắt loạt sách về Xuân Mậu Thân 1968.

01/03/2018 16:33

Bốn tác phẩm văn học tiêu biểu về đề tài Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Báo CAND

Phát biểu tại buổi ra mắt, nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM cho biết: Ngay từ đầu năm 2017, Liên hiệp đã phát động trong toàn khối văn nghệ hưởng ứng sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Xuân Mậu Thân 1968.

Đồng thời, tổ chức trại sáng tác chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”. 30 tác giả của các chuyên ngành đã tham gia trại sáng tác.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM đã nhận được nhiều tác phẩm mới, chất lượng tốt ở nhiều thể loại văn học, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, múa…

Các tác phẩm được giới thiệu đến công chúng dịp này của 4 tác giả là Phạm Sỹ Sáu với tác phẩm “Pháo dậy phố Xuân”, Trầm Hương với “Chuyện năm 1968”, Ngô Bá Chính với “Biệt động Sài Gòn trong Tết Mậu Thân 1968” và Lê Thiếu Nhơn với “Chữ nghĩa bay lên bát ngát mùa xuân”.

Đây là các tác phẩm được Liên hiệp đầu tư từ khâu sáng tác, tổ chức bản thảo, cũng như phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ Thành phố phát hành.

Mỗi tác phẩm tuy có sắc thái riêng về khai thác đề tài, nhưng đều thể hiện được tính bi tráng trong sự kiện Xuân Mậu Thân 1968 và tôn vinh những chiến công của chiến sĩ, đồng bào, cũng như sự tri ân vô hạn của tác giả đối với những hy sinh, mất mát của bao thế hệ đã ngã xuống.

Cùng với 4 tác giả của Hội Nhà văn TPHCM, Liên hiệp còn đầu tư sáng tác cho 4 tác giả của Hội Sân khấu Thành phố.

Kịch bản sân khấu “Châu về hợp phố” của tác giả Trần Văn Hưng được Liên hiệp đầu tư cho Sân khấu kịch Hồng Vân dàn dựng biểu diễn phục vụ công chúng, được dư luận đánh giá nội dung tốt. Kịch bản này cùng 3 kịch bản sân khấu khác đã được Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ Thành phố in chung trong một cuốn sách để ra mắt công chúng.

Ngoài các tác phẩm tiêu biểu trên, buổi ra mắt còn giới thiệu đến công chúng 2 cuốn văn-thơ tổng hợp của nhiều tác giả đã nhiệt tình gửi về Hội Nhà văn TPHCM trong đợt vận động sáng tác kỷ niệm 50 năm Xuân Mậu Thân.

CM