• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bổ sung 500 thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội

(Chinhphu.vn) - Để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 tới, 500 cán bộ bảo hiểm xã hội đã được đào tạo, tập huấn để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội.

30/12/2015 14:13
Ảnh minh họa
Để triển khai thực hiện Luật BHXH năm 2014 (sửa đổi) có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2016, trong năm 2015, ngành BHXH phối hợp cùng Thanh tra Chính phủ triển khai đào tạo 500 cán bộ ngành có chứng chỉ thanh tra, để khi văn bản có hiệu lực thì trong năm 2016 có thể triển khai công tác thanh tra ngay trong lĩnh vực này.

Đội ngũ này sẽ bổ sung, phối hợp, kết hợp với lực lượng thanh tra ngành lao động, thương binh, xã hội hiện đang có khoảng hơn 570 người.

BHXH Việt Nam cũng sẽ trình Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về kế hoạch thanh tra thực hiện chính sách BHXH trong năm tới. Theo đó, cán bộ thanh tra của ngành BHXH sẽ chỉ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và BHYT theo quy định của Luật BHXH và quy định khác của pháp luật có liên quan, tránh việc gây khó khăn, phiền hà cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Trong quy định của Luật BHXH năm 2014, các hành vi vi phạm về đóng BHXH bao gồm: Trốn đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền BHXH, BHTN; chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 122 của Luật BHXH, người sử dụng lao động, người lao động có hành vi vi phạm nêu trên từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH (gấp đôi so với lãi suất tính lãi quy định tại Luật BHXH năm 2006).

Minh Anh