• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất quy trình quản lý người bệnh tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội

(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với người bệnh tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

08/11/2017 16:01

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội gồm: 1. Người khuyết tật thần kinh, tâm thần đặc biệt nặng; 2. Người khuyết tật thần kinh, tâm thần nặng; 3. Người khuyết tật thần kinh, tâm thần nhẹ; 4. Đối tượng bị trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm lý và có vấn đề sức khỏe tâm thần khác; 5. Người bệnh tâm thần được gia đình/hoặc người giám hộ tự nguyện đóng phí để được tư vấn, trị liệu, thăm khám, chăm sóc và phục hồi chức năng ngắn hạn tại cơ sở.

Dự thảo đã nêu rõ những quy định về việc cơ sở trợ giúp xã hội thu thập thông tin và nhu cầu về đối tượng; đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe tâm thần, tâm lý, phục hồi chức năng và nhu cầu trợ giúp xã hội của đối tượng; xây dựng, thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng...

Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng

Theo dự thảo, đối tượng được hỗ trợ hòa nhập cộng đồng khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn sau đây: 1. Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng ổn định và thuyên giảm, không còn triệu chứng loạn thần, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị (uống thuốc đúng và đủ), không có biến chứng, không có nguy cơ gây hại cho gia đình và cộng đồng; 2. Người bệnh có nguyện vọng, tự nguyện trở về cộng đồng; 3. Gia đình, người giám hộ, người sẵn sàng chăm sóc đối tượng.

Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng trở về gia đình, cộng đồng. Các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ, gồm: Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng, lập kế hoạch hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

Cơ sở trợ giúp xã hội có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai kế hoạch hỗ trợ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; tư vấn, tập huấn cho gia đình, người giám hộ, người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng tại gia đình và cộng đồng;

Dự thảo nêu rõ, người bệnh phải được đánh giá lại trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng 1 lần/1 tháng trong 3 tháng đầu tiên. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở có thể tiến hành thăm gia đình đối tượng để tìm hiểu cách thức chăm sóc của gia đình với bệnh nhân hoặc mời gia đình đối tượng đến cơ sở để được tập huấn các kỹ năng chăm sóc và phục hồi chức năng để họ có thể giúp đỡ người bệnh khi họ trở về với cộng đồng.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn