• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất sửa đổi chương trình đào tạo thuyền viên

(Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20/1/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

15/01/2020 16:07

Ảnh minh họa

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có hệ thống sông, kênh dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi, liên thông giữa các địa phương và các vùng trong cả nước. Cả nước có hơn 3.500 sông, kênh (hơn 3.000 sông, kênh nội tỉnh và hơn 400 sông, kênh liên tỉnh, chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài hơn 80.500 km, trong đó có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải đường thủy. Cùng với hệ thống, sông, kênh trong nội địa, nước ta còn có hơn 3.200 km bờ biển, hàng trăm km đường từ đất liền ra đảo, nối các đảo trong vùng nội thủy đã và sẽ tổ chức quản lý, khai thác vận tải thủy nội địa.Với điều kiện thuận lợi như vậy nên từ xưa đến nay, giao thông vận tải đường thủy nội địa (ĐTNĐ) góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm gần đây, nhất là từ sau khi Luật Giao thông ĐTNĐ được ban hành và có hiệu lực, vận tải thủy phát triển mạnh cả về khối lượng vận chuyển, loại hình cũng như tuyến vận chuyển, loại hàng hóa và địa bàn hoạt động. Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của vận tải thủy, đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa cũng phát triển không ngừng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng so với đòi hỏi của thực tế trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.

Ngày 15/10/2019, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020, bãi bỏ Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014 quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng  nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT.

Quy định tại Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT, có một số thay đổi so với quy định trước đây tại Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT. Vấn đề đặt ra là theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa thì giữa hệ thống tên gọi của các loại chứng chỉ chuyên môn chưa được đồng bộ với quy định về nội dung, chương trình đào tạo.

Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu để đảm bảo trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ, tình hình tai nạn giao thông ĐTNĐ bước đầu đã được kiềm chế, song vẫn còn xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn, trong đó có những lỗi thuộc về người điều khiển phương tiện: người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có những trường hợp có bằng nhưng không phù hợp…

Đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đối với việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải thủy nội địa. Vì vậy, việc đồng bộ nội dung giữa các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung những nội dung chương trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế làm căn cứ triển khai thực hiện là rất quan trọng, do đó việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT là rất cần thiết.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn