• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định về hoạt động thủy sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy sản.

04/01/2017 10:27

Ảnh minh họa

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân

Dự thảo nêu rõ nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thuỷ sản được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững và có trách nhiệm; bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; kết hợp hài hòa lợi ích và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan. Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

Đồng thời chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai, bệnh, dịch thuỷ sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, bè nuôi, trồng thủy sản, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ sản; thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động các ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản. Kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ chủ quyền và lợi ích của quốc gia; tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chính sách của nhà nước

Theo dự thảo, Nhà nước đầu tư hệ thống thông tin, giám sát, quan trắc, dự báo, cảnh báo môi trường trong hoạt động thủy sản. Nhà nước có chính sách phát huy sức mạnh của ngư dân trong khai thác nguồn lợi thủy sản và tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và phát triển kinh tế biển. 

Bên cạnh đó, khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam khi hoạt động thủy sản ở ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan. 

Nhà nước đầu tư, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động thủy sản trên biển, đảm bảo hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát hoạt động thủy sản trên biển. Nhà nước có chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân nhằm giảm cường lực khai thác ven bờ.

Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể cho các hoạt động sau đây: Phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thủy sản; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong khai thác, nuôi, trồng thủy sản; quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo hướng công nghiệp gắn với khai thác, nuôi, trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục sự cố môi trường…

Nhà nước khuyến khích các hoạt động: Đầu tư nuôi, trồng thủy sản tại vùng nuôi, trồng tập trung; đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực thủy sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản; tổ chức sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị gia tăng đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xứ…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh