• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Góp ý dự thảo sửa đổi liên quan đến dân số kế hoạch hóa gia đình

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ liên quan đến một trong những vấn đề thiết thân của người dân nên đã nhận được khá nhiều ý kiến góp ý của bạn đọc Cổng TTĐT Chính phủ.

30/07/2010 17:23

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi liên quan đến việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình - Ảnh minh họa

Đồng tình với phương án sửa đổi của Ban soạn thảo, Bạn Đỗ Hoàng Trung (email: dotrungtcqldd2009@gmail.com) nhận xét: Việc sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 là hợp tình, hợp lý và phù hợp với Pháp lệnh Dân số. Vì việc quy định mọi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con là quyền lợi được quy định trong Pháp lệnh Dân số. Không thể vì lý do kết hôn trong trường hợp người chưa có vợ, chưa có chồng lấy người đã có con riêng mà hạn chế cặp vợ chồng mới này sinh con thứ 2.

Cũng cùng quan điểm với bạn Trung, bạn Phạm Trung Thiện (email: ptrungthien@yahoo.com) cho rằng quy định sửa đổi này là hợp tình, hợp lý và có tính nhân văn.

Qua nghiên cứu dự thảo, bạn đọc Phạm Trọng Thanh - nguyên cán bộ Ban Tuyên giáo Trung ương (email: pthanh36@yahoo.com) góp ý: Nghị định số 20/2010/NĐ-CP đã quy định chi tiết 7 “trường hợp đặc biệt” được coi là không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Tuy nhiên, khoản 6, Điều 2 cần sửa lại cả về nội dung và hình thức thể hiện cho hợp lý hơn.

Về hình thức thể hiện, ông Phạm Trọng Thanh cho rằng, cần chú ý Điều 2 nói về “Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con”. Vì vậy, khoản 6 Điều 2 phải viết về một trong những trường hợp sinh con thứ ba được coi là “không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con”. Nếu viết: “Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), được sinh một con hoặc hai con…” thì đây là điều cho phép, chứ không phải là nói về “trường hợp đặc biệt” (thuật ngữ của Pháp lệnh ngày 27/12/2008)”.

Về nội dung, cần tránh những quy định mang tính áp đặt, không phù hợp với xu hướng hiện nay là vận động và khuyến khích tinh thần tự giác của người dân, vì vậy theo ông Thanh không nên dùng các từ ngữ “chỉ sinh”, “được sinh”… Ngoài ra cần tính đến những tác động không mong muốn của chính sách; trong trường hợp này là có thể gợi ý hoặc thúc đẩy nhiều cặp vợ chồng ly hôn và có thể ly hôn nhiều lần để có điều kiện được sinh thêm con theo mong muốn.

Qua các phân tích trên, ông Thanh đưa ra đề xuất phương án sửa khoản 6, Điều 2 như sau: “Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), sinh thêm để có số con chung và con riêng là ba. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống”. Đây có thể coi là trường hợp thứ 6 sinh con thứ ba mà không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con.

Góp ý về nội dung của dự thảo, bạn đọc Nguyên Minh (email: th.cong@yahoo.com.vn) lại cho rằng: "Dự thảo khoản 6 quy định "Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), được sinh một hoặc hai con; khác với khoản 6 cũ: Chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Như vậy có thể hiểu là: Nghị định cũ: chỉ được sinh thêm 1 lần (có thể nhiều hơn 2 con nếu sinh ba trở lên) còn dự thảo Nghị định mới là: được sinh thêm 2 lần (nếu lần 1 sinh 1 con thì lần 2 không được sinh đôi (do chỉ "được sinh một hoặc hai con"). Theo tôi quy định như vậy là không khoa học. Ngoài ra khoản 6 không nói rõ một trong hai người đã có bao nhiêu con riêng, giả sử một người lập gia đình 5 lần, phải chăng họ có quyền có ít nhất 10 con theo dự thảo Nghị định".

Khác với quan điểm trên, bạn đọc Phan Thị Hương (email: pthuong...@yahoo.com) góp ý: Dự thảo quy định: "Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), được sinh một con hoặc hai con. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống". Do đó có thể hiểu, trường hợp tái hôn giữa hai người đã có một con chung thì vẫn được áp dụng quy định: "được sinh một con hoặc hai con". Theo bạn Hương quy định như vậy sẽ có những trường hợp lách luật, chẳng hạn: Cặp vợ chồng đã có một con chung, ly hôn rồi lại tái hôn để tiếp tục được sinh thêm hai con nữa.

Cổng TTĐT Chính phủ