• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

(Chinhphu.vn) – Nên bỏ điều kiện "có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ thuộc ngành, chuyên ngành đăng ký đào tạo, đã và đang tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ" trong thủ tục xin mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

24/07/2010 08:15

Đối với chuyên ngành xin mở có yếu tố hợp tác liên kết trong nước và quốc tế có thể giảm bớt các điều kiện về nguồn lực và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo trong nước.

Đối với thủ tục xin mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Tổ công tác cải cách TTHC của Chính phủ đã đề xuất bỏ và chỉnh sửa một số điều kiện nhằm tạo thuận lợi hơn cho các trường, cơ sở giáo dục muốn xin mở chuyên ngành đào tạo này.

Cụ thể, Tổ công tác cho rằng nên bỏ các điều kiện sau: "có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ thuộc ngành, chuyên ngành đăng ký đào tạo, đã và đang tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (hoặc giảng dạy, hoặc hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hoặc tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ). Mỗi người đã có ít nhất 3 công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong 5 năm trở lại đây, đã và đang tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp".

Lý do đưa ra là, về số lượng 5 tiến sĩ, việc quy định có ít nhất 5 giảng viên phải là tiến sĩ sẽ gây khó khăn cho một số cơ sở đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng. Vì đào tạo thạc sĩ không chỉ bao gồm mô hình thạc sĩ nghiên cứu mà còn có cả thạc sĩ nghề, ứng dụng, do vậy hoàn toàn có thể có những giảng viên được mời từ bên ngoài (doanh nghiệp, các nhà thực hành) do đó không nhất thiết giảng dạy thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ. Chính vì thế, Tổ công tác đề xuất, nên phân hóa theo từng trường hợp, yêu cầu 5 tiến sĩ chỉ áp dụng đối với các ngành khoa học xã hội và khoa học cơ bản.

Về điều kiện "đã và đang tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp", Tổ công tác đề xuất sửa đổi thành "thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, được công bố trong và ngoài nước".

Lý giải cho đề xuất này, Tổ công tác cho rằng trong thực tế, các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học không chỉ thực hiện "nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nước" mà còn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài nghiên cứu khoa học khác, có thể theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp hay thậm chí theo đặt hàng của nước ngoài - đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường. Do vậy, quy định mở rộng thêm điều kiện này cho phép các trường và viện nghiên cứu có năng lực sẽ thuận lợi hơn trong việc mở ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và làm cho đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ gắn với nhu cầu của xã hội chứ không chỉ đơn thuần của nhà nước.

Tránh kéo dài thời gian, lãng phí nguồn nhân lực

Bên cạnh đó, Tổ công tác còn đề xuất bỏ điều kiện để mở ngành đào tạo thạc sĩ thì trước đó "đã đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành tương ứng với ngành, chuyên ngành đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ và có ít nhất 2 khóa đã tốt nghiệp".

Tổ công tác cho rằng, theo quy định này thì ít nhất sau khi mở chuyên ngành đào tạo đại học 8 năm sau, cơ sở đào tạo mới có thể xin mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Mặc dù ngay từ thời điểm xin mở ngành đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo đã có đủ các điều kiện khác để đào tạo thạc sĩ, nhưng do phải chờ đợi như trên, dẫn đến việc kéo dài thời gian, lãng phí nguồn nhân lực cho cơ sở đào tạo và cho xã hội.

Được sử dụng cơ sở vật chất của đối tác nước ngoài

Đối với chuyên ngành xin mở có yếu tố hợp tác liên kết trong nước và quốc tế (nhưng vẫn do cơ sở đào tạo trong nước cấp bằng), theo Tổ công tác, có thể giảm bớt các điều kiện về nguồn lực và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo trong nước bằng cách cho phép sử dụng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của đơn vị đối tác để bổ sung vào điều kiện về nguồn lực và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

Theo lý giải của Tổ công tác, trong các chương trình liên kết trên thì đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các đối tác đương nhiên sẽ được sử dụng tham gia thực hiện việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (theo văn bản ký kết). Quy định như vậy cho phép cơ sở đào tạo trong nước, nếu chưa đủ tiềm lực nhưng nhờ có liên kết với đối tác đủ tiềm lực, được mở rộng quy mô đào tạo, tranh thủ được nguồn lực và cơ hội đào tạo trình độ thạc sĩ.

Ngọc Hà

(Nguồn: Văn bản CCTTHC Bộ GD&ĐT)