• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo thuận lợi hơn cho Công ty chứng khoán đi vào hoạt động

(Chinhphu.vn) – Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Chính phủ đề xuất nên quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập Công ty chứng khoán là tổ chức tối thiểu 50% vốn điều lệ.

08/07/2010 14:52

Nên rút ngắn thời gian chuẩn bị để đi vào hoạt động của Công ty chứng khoán - Ảnh minh họa

Hiện nay, yêu cầu cổ đông sáng lập phải nắm giữ trên 65% vốn điều lệ là không phù hợp, bó hẹp khả năng huy động vốn của cổ đông góp vốn trong việc thành lập Công ty; giảm tỷ lệ theo điều kiện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt hơn trong việc huy động vốn thành lập Công ty chứng khoán.

Nên rút ngắn thời gian chuẩn bị để đi vào hoạt động của Công ty chứng khoán

Theo Tổ công tác, nên quy định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Công ty chứng khoán phải hoàn thành việc chuẩn bị các điều kiện để chính thức đi vào hoạt động.

Theo quy định hiện nay, thời hạn 12 tháng để Công ty chứng khoán chuẩn bị các điều kiện để đi vào hoạt động là quá dài, việc Công ty chứng khoán có nhu cầu hoạt động thực sự đã cơ bản xác định và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, không cần thời gian quá dài để tổ chức được hoạt động kinh doanh.

Tổ công tác cũng đề xuất nên quy định rõ thời hạn kể từ ngày nộp hồ sơ đến ngày ra thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có). Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ  Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo cho đại diện cổ đông/thành viên sáng lập thực hiện thủ tục số vốn pháp định được gửi vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng; trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung, UBCKNN có văn bản yêu cầu việc bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết.

Đề xuất giảm 50% lệ phí cấp phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Tổ công tác đề xuất giảm mức thu lệ phí cấp phép hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trong đó, lệ phí cấp phép hoạt động tự doanh chứng khoán 30 triệu đồng (hiện nay 60 triệu đồng); lệ phí hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 50 triệu đồng (hiện nay 100 triệu đồng)…

Lý do Tổ công tác đưa ra là không có cơ sở để áp dụng mức phí trong lĩnh vực chứng khoán cao hơn so với lĩnh vực khác, áp dụng theo mặt bằng chung mức thu phí, lệ phí của các lĩnh vực khác như đăng ký đầu tư, cấp phép xây dựng là phù hợp. Doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bên cạnh đó để hoàn thành đợt chào bán, doanh nghiệp còn phải chi trả nhiều khoản chi phí lớn khác như chi phí tư vấn, phí bảo lãnh, lãi suất…, do đó, mức thu lệ phí chấp thuận chào bán trái phiếu áp dụng trên là quá cao.

Tổ công tác cũng đề xuất bãi bỏ yêu cầu phải có chấp thuận nguyên tắc của UBCKNN trước khi nộp hồ sơ xem xét việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán thay bằng trình tự thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Vì quy định về việc phải có chấp thuận nguyên tắc trước khi nộp hồ sơ chính thức không có cơ sở pháp lý đầy đủ, không có quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện thủ tục này trong các văn bản quy phạm pháp luật, vô hình chung, một thủ tục hành chính phải xin hai lần chấp thuận gây khó khăn, phức tạp, tốn kém thêm thời gian, hồ sơ, chi phí cho doanh nghiệp.

Chí Kiên

(Nguồn: Văn bản 246/CCTTHC)