• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếng dân tộc thiểu số sẽ là môn học

(Chinhphu.vn) - Tiếng dân tộc thiểu số sẽ là môn học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

16/07/2010 11:41

 Đưa tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số vào trường học sẽ giúp người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức tại nhà trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

5 điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Theo đó, việc tổ chức dạy học phải đảm bảo 5 điều kiện: 1- Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; 2- Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn; 3- Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiếu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm; 5- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học, trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số và điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét các điều kiện về dạy học và thông báo kết luận bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh.

Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

(Khoản 2, Điều 7 Luật Giáo dục 2005)

Là môn học trong cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên

Tiếng dân tộc thiểu số là môn học; việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo các hình thức tổ chức dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nội dung, phương pháp, kế hoạch dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số cụ thể do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp

Nghị định quy định, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung, không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với những người đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006.

Đồng thời, người học được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

Hàng năm, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc thiểu số, được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số, trong đó gần 30 dân tộc thiểu số có chữ viết như: Tày, Thái, Hoa, Khơme, Nùng, Hmông, Giarai, Êđê, Bana, Xơđăng, Kơho, Chăm, Hrê, Mnông, Raglai...

Từ trước đến nay đã có hơn 10 loại chữ dân tộc thiểu số được dạy trong trường học. Một số tiếng, chữ dân tộc thiểu số được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Hmông, Thái, Jrai, Êđê, Bana, Chăm, Khơme.

Năm học 2008-2009, cả nước có 17 tỉnh, thành phố thực hiện việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông như: Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Cà Mau, Cần Thơ, Đắc Lắc, Gia Lai, Lào Cai, Yên Bái... Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số được triển khai ở 646 trường, 4.518 lớp với 105.638 học sinh. Trong năm học này, cả nước có 1.223 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, hầu hết đều là người dân tộc thiểu số.

Tuấn Khang
(Nguồn: Nghị định 82/2010/NĐ-CP)