• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Doanh nghiệp Việt đang đi trên cầu độc mộc”

(Chinhphu.vn) – Các chuyên gia đã dùng hình ảnh ấn tượng để nói về hiện trạng cần cải cách mạnh mẽ của môi trường kinh doanh Việt Nam, trước đại diện các địa phương.

30/07/2015 17:33
Buổi tập huấn được tổ chức trong bối cảnh nhiều địa phương vẫn nắm rõ phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 19- Ảnh: VGP
30/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức buổi tập huấn cho các địa phương về thực thi Nghị quyết số 19 của Chính phủ.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ chưa hài lòng khi chưa nhiều nơi ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo thống kê của Bộ KHĐT thì tính đến 19/6, có tới 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có kế hoạch hành động, bao gồm cả TP Hồ Chí Minh là địa phương được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn để điều tra đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Đến nay, sau khi bị “nhắc” đích danh trong báo cáo của Bộ KHĐT, đa số các địa phương đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19. TS Nguyễn Đình Cung cũng nhận xét, TP Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến hết sức mạnh mẽ, lãnh đạo TP đã thể hiện quyết tâm rất cao, rất quyết liệt trong việc thực hiện Nghị quyết.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ KHĐT, vẫn chưa nhiều nơi nắm rõ phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết, do đó việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động chưa bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp  theo yêu cầu của Nghị quyết.

Theo CIEM, điều này có phần lỗi của Bộ KHĐT – với tư cách là cơ quan đươc Chính phủ giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, đánh giá triển khai Nghị quyết 19 - khi chưa giải thích, hướng dẫn cụ thể về công cụ, cơ quan thực hiện… cho các bộ ngành, địa phương.

Hàng loạt vấn đề đã được các chuyên gia giới thiệu tới các đại biểu tham dự tập huấn, gồm các nội dung cơ bản của hai Nghị quyết số 19; các nhiệm vụ, giải pháp đối với địa phương. Các chuyên gia cũng hướng dẫn, đề xuất cách thức xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện cải cách về nhiều chỉ số mà WB dùng để chấm điểm môi trường kinh doanh: Khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, nộp thuế, giao dịch thương mại qua biên giới, đăng ký quyền sở hữu tài sản...

Tuy nhiên, dường như nhận thức vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Nhấn mạnh vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung so sánh nền tảng kinh tế thị trường ở Việt Nam với một cây cầu độc mộc chênh vênh giữa hai sườn núi, trong khi doanh nghiệp bước trên cầu với một bọc gánh nặng trên vai.

“Nền tảng kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn chưa vững chắc, trong khi chi phí vẫn đè nặng trên vai doanh nghiệp. Do đó, cần phải xây dựng làm sao để cây cầu này vững chắc hơn, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Chỉ khi đó, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân mới lớn được, nền kinh tế mới phát triển được”, ông Cung chia sẻ với đại diện các địa phương về tầm quan trọng của việc triển khai Nghị quyết 19.

Cần quan tâm hơn

Các diễn giả tại buổi tập huấn tập trung làm rõ cách tiếp cận của Nghị quyết 19, đó là lấy chuẩn mực quốc tế, đánh giá độc lập từ bên ngoài để làm căn cứ đo lường, định vị môi trường kinh doanh của Việt Nam, không chỉ so “ta với ta” theo thời gian mà quan trọng hơn là so sánh “chúng ta” với khu vực và quốc tế; lấy mức trung bình của khu vực ASEAN (ASEAN-6 và ASEAN-4) làm mục tiêu phải đạt được…

Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nơi nhận thức được rõ ràng, cụ thể cách tiếp cận này. Chẳng hạn, WB đánh giá thời gian thực hiện thủ tục “cấp phép xây dựng” của Việt Nam là 115 ngày, trong khi theo Bộ Xây dựng, thủ tục này chỉ mất khoảng 30 ngày. Vấn đề nằm ở chỗ, WB định nghĩa “cấp phép xây dựng” không chỉ bao gồm các thủ tục trước khi thi công, mà còn gồm các thủ tục trong khi và sau khi thi công, thậm chí cho tới khi doanh nghiệp đăng ký được quyền sở hữu, sử dụng cho công trình…

Thực tế cũng cho thấy vai trò quan trọng của chính quyền địa đối việc cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực), thì tại những nơi mà lãnh đạo địa phương quan tâm như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, việc giảm thời gian tiếp cận điện năng đạt được kết quả rất khả quan.

Thế nhưng theo cảm nhận của những người tổ chức, thì so với buổi tập huấn thứ nhất tại TP Hồ Chí Minh ngày 28/7 cho các tỉnh thành phía Nam, dường như các địa phương phía Bắc ít quan tâm hơn đến vấn đề này. Một chi tiết nhỏ được đại diện CIEM thẳng thắn chỉ ra, đó là trong khi nhiều vị Phó Giám đốc sở các địa phương phía Nam ngồi lại cả ngày tại buổi tập huấn, thì sự kiện hôm nay lại vắng mặt nhiều nhân vật được mời. 

Trong khi đó, hàng loạt chỉ số như khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng hay tiếp cận điện năng… lại phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của địa phương trong việc chỉ đạo các sở ngành tăng cường phối hợp, cải cách quy trình.

“Việc thực hiện Nghị quyết 19, có cải thiện được môi trường kinh doanh hay không phụ thuộc vào chúng ta, vào những người ngồi đây. Hi vọng những nhận thức chung sẽ giúp các địa phương, các cơ quan đồng lòng thực hiện”, ông Nguyễn Đình Cung chia sẻ.

Hà Chính