• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giấy phép 1 tháng, đợi mất 3 ngày

(Chinhphu.vn) – Hiện để xin cấp xe siêu trường, siêu trọng, doanh nghiệp phải đến các Cục Quản lý đường bộ nên mất thời gian từ 2 - 3 ngày trong khi chỉ được cấp với thời hạn 30 ngày.

21/07/2015 08:52
Thực trạng này được ông Đặng Thế Phương, Giám đốc Công ty CP Giao nhận vận tải Phương Lâm (Hải Phòng) than phiền tại buổi đối thoại với lãnh đạo Bộ GTVT ngày 20/7. Doanh nghiệp kiến nghị tiến tới cấp giấy phép bằng điện tử và cấp thời hạn ba tháng.

Trả lời ông Phương, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, thời gian qua Tổng cục đã chỉ đạo phân cấp việc này cho các Sở GTVT. Các Cục Quản lý đường bộ chỉ cấp cho các phương tiện đi qua nhiều tỉnh.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất ủy quyền toàn bộ việc này cho các Sở GTVT thực hiện. Theo đó, xe nằm trên địa bàn Sở nào, Sở đó cấp. Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN làm thủ tục ngay để các Sở cấp loại giấy phép này.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Điện Biên, cho biết dù có nhiều quy định siết chặt quản lý lái xe để đảm bảo an toàn giao thông nhưng thực tế còn một số vấn đề chưa phù hợp.

Đơn cử như quy định yêu cầu đối với lái xe khách giường nằm phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm lái xe, song trong thực tế có nhiều lái xe có kinh nghiệm mà chưa lái loại xe lớn ở đâu bao giờ. Hoặc vấn đề khám sức khỏe cho lái xe quy định 6 tháng một lần là quá ngắn, nên kéo dài thêm. Theo ông Mạnh, đối với lái xe khách giường nằm chỉ nên quy định lái xe có bằng hạng E, tức bằng lái dành cho tài xế xe ô tô khách 30 chỗ, tăng điều kiện đào tạo, sát hạch, nhưng không nhất thiết phải có kinh nghiệm ba năm.

Bộ trưởng cho biết với lái xe khách giường nằm, Bộ sẽ nghiên cứu theo hướng giảm thời gian 3 năm kinh nghiệm, siết chặt  đào tạo đầu ra. Với khám sức khỏe lái xe, sẽ quy định thời hạn là 1 năm, nhưng phải đảm bảo việc khám sức khỏe nghiêm túc.

Liên quan đến kiến nghị của Giám đốc Công ty Mai Linh Kon Tum về việc cấp phù hiệu taxi mới phải sơn logo hai bên thành cửa xe trong khi đường nông thôn, va quệt rất nhiều nên đề nghị chỉ gắn logo, không gây tốn kém cho DN, Bộ trưởng yêu cầu các Sở GTVT phải tự kiểm tra, không được gây khó cho DN.

Thành Đạt