• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lợi ích “tiền tươi thóc thật” từ một cửa quốc gia

(Chinhphu.vn) – Từ những thuận tiện hàng ngày hàng giờ cho doanh nghiệp so với trước đây, cơ chế một cửa quốc gia đem lại lợi ích hàng chục tỷ USD như ước tính của Bộ Tài chính.

11/09/2015 11:03
Tại nhiều sự kiện gần đây do Tổng cục Hải quan tổ chức, một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp tha thiết kiến nghị là cơ quan Hải quan cần kết nối giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành khác.

Cụ thể, thay vì doanh nghiệp phải chạy đi lấy kết quả kiểm dịch, kiểm tra ở các cơ quan, rồi chạy về nộp bản giấy cho hải quan, cơ quan Hải quan nên lấy trực tiếp qua mạng kết quả từ cơ quan khác, rồi làm thủ tục thông quan ngay cho doanh nghiệp.

Trả lời kiến nghị tại hội nghị tham vấn doanh nghiệp ngày 8/9 vừa qua, ông Âu Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, cho biết vấn đề sẽ được giải quyết với cơ chế một cửa quốc gia. Những giấy phép của các bộ đã được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), doanh nghiệp sẽ không phải nộp bản giấy khi thực hiện thủ tục hải quan.

Cũng trong sáng hôm đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn nút, công bố chính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), đồng thời kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN.

NSW được thực hiện đầu tiên giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải vào ngày 12/11/2014. Sau đó, lần lượt thêm các Bộ Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường kết nối NSW. Từ ngày 8/9, với việc chính thức thực hiện NSW, sẽ có thêm 3 Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ kết nối với cơ chế này.

Vậy lợi ích thực tế mà doanh nghiệp có được từ NSW là gì?

Báo Giao thông, cơ quan ngôn luận của Bộ GTVT - Bộ đầu tiên kết nối NSW, dẫn lời lãnh đạo một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ô tô, xe máy cho biết trước đây phải làm nhiều tập hồ sơ dầy cộm nộp cho cảng vụ, cơ quan hải quan, cho cơ quan đăng kiểm...

Nhưng từ 1/8 tới nay, khai báo qua cơ chế một cửa quốc gia, vị này chỉ việc ngồi tại nhà điền tờ khai theo mẫu rồi gửi qua mạng. “Cái lợi đầu tiên là không cần lên Cục Đăng kiểm nữa mà chỉ khai trên mạng. Cũng không cần phải ký tới ký lui như trước mà không tới 5 phút là xong. Mình không cần phải tới tận nơi trình báo hải quan, cũng không phải mang chứng thư đi lòng vòng như trước vì cơ quan Đăng kiểm đã biết mã số trên tờ khai rồi”, lãnh đạo doanh nghiệp nói.

Thời gian thông quan, theo nhiều doanh nghiệp, đã giảm mạnh tới 3/4 so với trước. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của Cục Đăng kiểm, nhiều lô hàng máy xúc, lò hơi thông quan chỉ còn 4-5 ngày, tiết kiệm tới 18-20 ngày.

Còn về Cơ chế một cửa ASEAN, khi được hỏi về lợi ích của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra một ví dụ cụ thể: Khi kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN, dự kiến chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử sẽ được ASEAN công nhận và được gửi trực tiếp cho hải quan các nước. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ việc công nhận C/O này.

“Cơ chế này làm đơn giản hóa các hồ sơ, chứng từ áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu thông qua việc các cơ quan nhà nước Việt Nam trao đổi chứng từ điện tử với nước nước nhập khẩu”, ông Tuấn nói với báo Hải quan.

Về lợi ích tổng thể của nền kinh tế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trước năm 2014, thời gian thông quan hàng hóa trung bình là 21 ngày. Theo yêu cầu của Nghị quyết 19 của Chính phủ, thời gian thông quan hàng hóa phải giảm từ 7-8 ngày. Năm 2014 có khoảng 6,8 triệu lô hàng được thông quan. Với chi phí lưu kho tại cảng là 250 USD/ngày/một lô hàng, như vậy, tạm tính toán, một năm chi phí tiết kiệm cho các doanh nghiệp khoảng 13,6 tỷ USD.

Thanh Hằng