• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủy sản liên tục bị trả về: Cơ quan quản lý có lỗi?

(Chinhphu.vn) - Tỷ lệ thủy sản bị trả về năm nay tăng cao hơn các năm, ngoài những nguyên nhân khách quan như do thời tiết, cạnh tranh, do hàng rào kỹ thuật... còn nguyên nhân quan trọng là những bất cập trong quản lý thủy sản xuất khẩu.

27/11/2015 16:34
Ông Nguyễn Hữu Dũng
Đây là nhận định của ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khi trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Theo ông Dũng, khâu chế biến xuất khẩu có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm thấp nhất vì không đời nào doanh nghiệp bỏ hóa chất vào để hàng bị trả về, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho họ.

Song, cơ quan quản lý, cụ thể là Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại không quản lý khâu có nguy cơ cao nhất sử dụng kháng sinh, hóa chất là nuôi trồng, bảo quản và vận chuyển mà chỉ quản lý chặt khâu cuối này nên khi hàng bị trả về, doanh nghiệp là đơn vị chịu nhiều thiệt hại và tai tiếng nhất.

Ông Dũng cho rằng quy trình quản lý hàng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có vấn đề. Ví dụ khi xuất đi EU, Nafiqad kiểm tra cả quá trình sản xuất chế biến, từ nguyên liệu đầu vào nhà máy, đến chế biến, đóng gói và xuất khẩu, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp code xuất khẩu đi châu Âu. Trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm xuất khẩu, Nafiqad lại lấy mẫu ngẫu nhiên trên từng lô hàng theo tỷ lệ quy định và nếu lô hàng đạt chất lượng, Nafiqad sẽ cấp cho một chứng thư an toàn vệ sinh thực phẩm (health certificate) để doanh nghiệp được xuất khẩu.

“Nhưng cái oái ăm ở đây là mặc dù kiểm tra chặt như vậy, doanh nghiệp là người chịu chi phí kiểm tra từ đầu tới cuối khi xuất khẩu lô hàng, nhưng chứng thư của Nafiqad lại quy định rõ họ chỉ chịu trách nhiệm với mẫu họ kiểm tra. Như vậy, nếu lô hàng bị trả về, Nafiqad hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì. Đây là quy định hoàn toàn vô lý, một quy định bất cập mà cộng đồng doanh nghiệp đã đấu tranh với Nafiqad để thay đổi nhiều năm nay”, ông Dũng nói.

So sánh với các nước, đại diện Vasep cho biết ở Mỹ, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ có một phòng thí nghiệm để kiểm chứng duy nhất tại Denver và chỉ kiểm nghiệm khi có tranh chấp và nảy sinh nhu cầu tái kiểm chứng.

Còn mẫu của các lô hàng xuất nhập khẩu thông thường được kiểm tra tại các phòng thí nghiệm tư nhân độc lập đã được FDA cấp giấy phép. Nếu lô hàng xuất đi và bị trả về thì phòng kiểm nghiệm tư nhân chịu trách nhiệm về thiệt hại cho doanh nghiệp. Làm như vậy bộ máy của FDA vừa đỡ cồng kềnh, và đỡ tốn kém cho doanh nghiệp và có người chịu trách nhiệm về kết quả kiểm lô hàng.

Trong khi tại Việt Nam, Nafiqad có sáu phòng kiểm nghiệm, xét về trang thiết bị có thể kém những phòng kiểm nghiệm tư nhân độc lập khác, nhưng lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chỉ có thể được kiểm nghiệm ở những phòng kiểm nghiệm tư nhân khi Nafiqad yêu cầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp không thể hợp đồng với sáu phòng kiểm nghiệm của Nafiqad là nếu hàng bị trả về thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm vì họ là cơ quan công quyền.

Để giảm tỷ lệ hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về, ông Nguyễn Hữu Dũng đề xuất việc đầu tiên là nên cổ phần hóa sáu phòng kiểm nghiệm của Nafiqad và hành nghề kiểm nghiệm giống và bình đẳng như các phòng kiểm nghiệm tư nhân độc lập đủ điều kiện. Làm như vậy, doanh nghiệp vừa giảm chi phí mà khi có rắc rối xảy ra thì doanh nghiệp được đền bù thiệt hại.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ kiểm tra khâu sản phẩm cuối cùng của chế biến xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước phải quản lý chặt khâu sản xuất (nuôi trồng, khai thác) và bảo quản - vận chuyển nguyên liệu, điều này đúng với nguyên lý HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) mà các nước đã áp dụng từ những năm 1980, tức là kiểm soát mối nguy tại các điểm tới hạn nguy cơ cao nhất trong chuỗi giá trị. Như vậy mới có thể quản lý tận gốc vấn đề.

Trong chín tháng đầu năm 2015, số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm là 165 lô, tăng sáu lô hàng so với cả năm 2014; còn số lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất, kháng sinh là 78, tăng 10 lô so với cả năm 2014.

Theo đó, xuất khẩu thủy sản qua ba thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và EU đều có những lô hàng bị cảnh báo. Cụ thể, thị trường Mỹ, theo báo cáo của Nafiqad, trong chín tháng đầu năm nay đã có 35 lô hàng bị cảnh báo vị phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, tăng sáu lần so với năm 2014; còn thị trường Nhật là 27 lô hàng, trong đó chủ yếu là liên quan đến kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh hạn chế sử dụng. Thị trường EU cũng phát hiện 27 lô hàng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhiễm vi sinh với 18 lô hàng, tương đương gần 67% lô hàng bị cảnh báo.


Thùy Dung
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn