• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm

(Chinhphu.vn) - Bà Đỗ Thị Thanh Vân (van.do@...), chuyên viên pháp lý của Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam, gặp vướng mắc trong cách hiểu một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề bảo hành sản phẩm cho khách hàng theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

14/04/2014 11:02

Qua Cổng TTĐT Chính phủ bà Vân muốn được biết, thuật ngữ “Giấy tiếp nhận bảo hành” trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Nghị định số 19/2012/NĐ-CP và thuật ngữ “Giấy bảo hành” nêu tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ có trùng nhau không?

Ngoài ra, trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP có quy định nội dung “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”. Vậy, yếu tố "tương tự" này phải xác định dựa trên tiêu chí nào?

Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Về thuật ngữ “Giấy tiếp nhận bảo hành” và “Giấy bảo hành”

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có quy định giải thích thuật ngữ “giấy tiếp nhận bảo hành” hoặc “giấy bảo hành” nên không có cơ sở để nói rằng hai thuật ngữ “giấy bảo hành” và “giấy tiếp nhận bảo hành” là trùng nhau.

Về thuật ngữ “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không quy định giải thích thuật ngữ “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”. Trong thực tế, yếu tố tương tự này có thể xác định dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí về giá, số lượng, chất lượng, tính năng, công dụng, giá trị sử dụng... của hàng hóa.

Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm bảo hành hàng hóa, các bên cần có sự thỏa thuận, thống nhất cụ thể về việc xác định yếu tố tương tự hoặc phương thức giải quyết phù hợp trong quá trình thực hiện giao dịch căn cứ vào các quy định của pháp luật và loại hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cụ thể.

Bộ Công Thương ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và nhận thấy cần phải có giải thích về các thuật ngữ nói trên trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành trong thời gian tới để việc thi hành pháp luật được thống nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Chinhphu.vn