• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TKV: Cải tiến máy xúc lật hông mini, tăng gấp đôi năng suất đào lò

(Chinhphu.vn) - Máy xúc lật hông mini ML-01-0,15 do Công ty than Uông Bí nghiên cứu, cải hoán từ Máy xúc KOMASU PC10 phù hợp với điều kiện khai thác, đào lò trong phân khúc đường lò nhỏ của Than Uông Bí. Sản phẩm đã giúp tăng gấp đôi năng suất đào lò và giảm nhân công tham gia trực tiếp.

09/11/2018 17:03

Máy xúc gầu trên công trường Than Cọc Sáu đã được cải tiến. Ảnh: VGP/Phan Trang.

Ra đời từ phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật qua thực tế sản xuất, máy xúc lật hông mini ML-01-0,15 do Công ty than Uông Bí phối hợp với Công ty CP Cơ khí Uông Bí phối hợp nghiên cứu, cải hoán từ Máy xúc KOMASU PC10 cho phù hợp với điều kiện khai thác, đào lò trong phân khúc đường lò nhỏ có tiết diện ≥ 5,2 m2 ÷ 8,5 m2 của Than Uông Bí.

Sản phẩm được chế tạo trong năm 2017, hoàn thành đầu năm 2018 và hiện 2 chiếc máy máy xúc lật hông mini nhỏ gọn đang được thử nghiệm tại khu mỏ Tràng Bạch của Công ty Than Uông Bí.

Ông Lê Quang Hà, Phó Giám đốc Cơ điện Vận tải (Công ty than Uông Bí) cho biết, trong những thiết bị mà Công ty đã có sáng kiến cải hoán để đưa vào phục vụ công tác đào lò thì máy này ưu việt nhất. Kích thước nhỏ gọn của máy cho phép đào được những gương lò bé khoảng 5 m2. Đặc biệt, máy xúc lật hông mini rất linh hoạt trong quá trình lắp ghép và tháo rời khi chuyển diện, hiệu quả trong việc tăng năng suất đào lò.

So sánh với trước đây, ông Lê Quang Hà nêu ví dụ với lò phân tầng, 1 gương sẽ cần 10 công nhân, nhưng với máy xúc lật hông mini này thì chỉ cần từ 3-4 người, giảm nhân công tham gia trực tiếp và tăng năng suất, tạo môi trường làm việc an toàn.

Ông Trương Xuân Thường, Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ mỏ cho biết thêm, giai đoạn đầu thử nghiệm, năng suất đào lò dự tính khoảng 120 m/tháng. Sau khi khi thành thục thì sẽ đạt đến khoảng 150-160 m/tháng, có khả năng tăng gấp đôi so với thời kỳ đầu khi chưa áp dụng máy.

Thời gian tới, Công ty Than Uông Bí sẽ triển khai thành lập những phân xưởng cơ giới hóa đào lò và đưa các thiết bị này xuống vị trí sản xuất sớm nhất, nhằm mục tiêu giảm tối đa sức lao động cho công nhân, tăng năng suất, tốc độ đào lò.

Không chỉ có Công ty Than Uông Bí, Công ty CP công nghiệp ô tô Vinacomin) cũng vừa chế tạo thành công bộ cốp pha (khuôn đúc bê tông) máng trượt đổ bê tông trong hầm lò. Kết cấu cốp pha hầm được bố trí 18 đầm rung, 16 xi lanh thủy lực… Hệ thống cốp pha này sẽ được ứng dụng trong các công trình quốc phòng như làm các hầm trú ẩn cho xe quân sự và đặc biệt là ứng dụng để đổ bê tông trong các công trình hầm cầu, hệ thống giao thông.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó phòng Kế hoạch vật tư (Công ty CP công nghiệp ô tô Vinacomin) cho biết: "Bộ cốp pha này hoạt động bằng thủy lực sẽ thay thế việc đổ bê tông thủ công như hiện nay. Đặc biệt, hệ thống rất hiệu quả trong hầm lò khi giảm nhân công lao động, thao tác vận hành đơn giản dễ dàng, tăng mức độ an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả kinh tế”.

Hiện tại, Công ty CP Công nghiệp ô tô đã hoàn thành chế tạo 2 bộ cốp pha máng đổ bê tông hầm lò đầu tiên theo đơn đặt hàng cho Lữ đoàn Công binh (Bộ Quốc phòng).

Trước đó, Công ty CP Công nghiệp ô tô Vinacomin đã đưa vào vận hành robot hàn công nghệ Nhật Bản, có thể thay thế cho 10 công nhân làm việc trực tiếp, với hiệu suất cao gấp 5 lần, tiết giảm 30% vật tư và cho ra những sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đồng đều.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình, thiết bị máy móc được cải tiến đã đưa vào vận hành, mang lại hiệu quả cao như: Hệ thống băng tải giếng chính Mạo Khê (giảm 70% nhân lực vận hành); tự động hoá tuyến băng tải lò XVmức -300 Hà Lầm (giảm 40% nhân lực); hệ thống tự động hoá trạm quạt gió Công ty Than Núi Béo (giảm 50% nhân lực); hệ thống cấp phát quản lý nhiên liệu tự động (Công ty CP Vật tư); hệ thống giám sát lưu chuyển dòng than nhằm mục tiêu quản lý và giám sát chặt chẽ tài nguyên; hay như hệ thống xe sản xuất nhũ tương rời di động của Tổng Công ty Hóa chất mỏ…

Có thể thấy, chủ trương tập trung triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu sản xuất từ khai thác đến chế biến và vận chuyển của Tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam (TKV) đang phát huy hiệu quả. TKV cũng đã xác định “cơ giới hoá, tự động hóa” trong khai thác là đích đến, là giải pháp chiến lược cho bài toán nâng cao sản lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TKV.

Phan Trang