• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo cáo nhân quyền của Mỹ bị công kích mạnh mẽ

(Chinhphu.vn)- Trong tuần qua, sự kiện đáng chú ý nhất trên chính trường thế giới là “Báo cáo nhân quyền các nước năm 2009” của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hứng chịu một làn sóng phản đối trên khắp thế giới.

19/03/2010 18:46

Con người có quyền phát triển, quyền bình đẳng... Bảo đảm quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Ảnh minh họa

Từ các quốc gia lớn như Trung Quốc ở châu Á đến các nước nhỏ như Cuba, Colombia ở châu Mỹ hay Ai Cập ở châu Phi … đều ra tuyên bố đồng loạt phê phán Mỹ mượn cái gọi là vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đồng thời bày tỏ quyết tâm không chấp nhận sự công kích của Mỹ về tình hình nhân quyền của các nước này trong Báo cáo nhân quyền nói trên.

Duma Quốc gia và Bộ Ngoại giao Nga cho rằng sự biểu đạt, nội dung lôgíc, thậm chí là kết luận trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ không có gì mới so với giọng điệu trước kia, phần liên quan tới tình hình nhân quyền Nga hoàn toàn là "lặp lại giọng điệu cũ rích".

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13/3 bình luận: “Mỹ lâu nay lấy vấn đề nhân quyền và dân chủ làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, chà đạp nhân quyền của nước khác. Mỹ trước hết cần phải giải quyết tốt vấn đề nhân quyền của mình”. Phó Tổng thống Colombia đã lên án phần nói về tình hình nhân quyền nước này trong Báo cáo nhân quyền là "giả dối" và "thất thiệt", hơn nữa "có sự thao túng của con người".

Quyền con người là một giá trị tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở hàm nghĩa bao quát nhất, đó là quyền của các cộng đồng, dân tộc, quốc gia, trong đó có quyền chiến đấu giành độc lập cho đất nước, quyền tự quyết, quyền phát triển, quyền bình đẳng... Bảo đảm quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia và không một ai, dù với tư cách gì, được phép lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ chính trị gây sức ép trong quan hệ quốc tế.

Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi cái gọi là “Báo cáo tình hình nhân quyền năm 2009” của Bộ Ngoại giao Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong dư luận các nước.

Kể từ 12/3, tình hình tại Thái Lan thực sự nóng lên khi có hàng trăm nghìn người mặc áo đỏ xuống đường biểu tình chống Chính phủ của Thủ tướng Abhisit. Điều này buộc Chính phủ Thái Lan phải thực hiện nhiều biện pháp: thực hiện Luật An ninh nội địa để cấm những người biểu tình tại một số địa điểm nhạy cảm và không được sử dụng bạo lực. Thủ tướng Abhisit đề nghị đàm phán có điều kiện với những người biểu tình và tuyên bố sẵn sàng giải tán Quốc hội với điều kiện cuộc biểu tình phải tiếp tục diễn ra hoà bình, không phong toả các cơ quan Chính phủ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào.

Dư luận các nước Indonesia và Australia tỏ ra thất vọng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hoãn chuyến thăm chính thức tới 2 nước này do những vần đề của nước Mỹ. Chuyến thăm được chờ đợi này đã bị hoãn đi, hoãn lại và Tổng thống Obama nói lùi chuyến thăm sang tháng 6 tới do ông phải có mặt tại thủ đô Washington trong dịp bỏ phiếu quan trọng về cải cách bảo hiểm y tế. Cuộc bỏ phiếu này không thể diễn ra trước buổi chiều ngày 21/3.

Người phát ngôn Nhà Trắng, Robert Gibbs xác nhận lời của Tổng thống Obama nói  rằng "các đồng minh quốc tế rất quan trọng đối với an ninh và tiến bộ kinh tế của Mỹ, nhưng việc thông qua cải cách bảo hiểm y tế có tầm quan trọng to lớn và Tổng thống muốn chứng kiến điều đó".

Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt của Phong trào Không liên kết về đối thoại liên tôn giáo, hợp tác vì hòa bình và phát triển (SNAMMM) ngày 17/3 đã khai mạc tại Manila (Philippines) và thông qua Tuyên bố Manila.

Tuyên bố nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa con người với con người ở mọi tôn giáo, đức tin, văn hóa và ngôn ngữ.

Tuyên bố tái khẳng định cam kết thúc đẩy và củng cố văn hóa hòa bình và đối thoại, quyết tâm đạt được sự tiến bộ, giải quyết những bất đồng và thách thức cũng như hành động để thúc đẩy văn hóa hòa bình và đối thoại ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm hướng đến việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển đã được cộng đồng quốc tế nhất trí, trong đó có các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Tuyên bố cũng cho biết trong môi trường quốc tế hiện tại, đây không phải một lựa chọn mà là công cụ cấp thiết, đúng đắn và hữu ích để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, hòa bình và an ninh, cũng như các quyền con người và quy định pháp luật để đảm bảo tất cả nhân loại đều có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tại cuộc họp ngày 15/3 ở Brussels (Bỉ), các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu nhất trí sẵn sàng hỗ trợ Hy Lạp khi cần thiết nhằm giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ gây "hiệu ứng domino" trong khu vực. Đây là lần đầu tiên khu vực đồng Euro phải tìm biện pháp cứu trợ nước thành viên kể từ khi liên minh tiền tệ này ra đời năm 1999.

Theo thông báo của nhóm 16 nước sử dụng đồng Euro, kế hoạch hỗ trợ Hy Lạp có thể là những khoản cho vay song phương với lãi suất cao hơn lãi suất trung bình trong khu vực nhằm ổn định thị trường tài chính khu vực càng sớm càng tốt. Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn khẳng định, các biện pháp trợ giúp Hy Lạp phù hợp với đạo luật trong EU về cấm bảo lãnh các nước gặp khó khăn và phù hợp với luật pháp các quốc gia thành viên, nhưng nhấn mạnh hiện chưa đến lúc phải sử dụng những công cụ này.

Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đang xói mòn nền tảng đời sống kinh tế và chính trị ở nước này. Theo một cuộc khảo sát công bố ngày 15/3, cứ 10 hộ gia đình ở Hy Lạp thì có 6 hộ nợ ngân hàng trầm trọng và 2 trong số này không có khả năng thanh toán. Tổng số nợ của các hộ gia đình lên tới ít nhất 120 tỷ Euro (164,46 tỷ USD). Trong khi đó, Athens có kế hoạch vay mượn lớn trong năm nay để giải quyết thâm hụt ngân sách nhà nước lên đến 12,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2009.

Lo ngại việc Hy Lạp không trả được nợ sẽ gây thảm họa cho khu vực đồng Euro, EU dự định triệu tập cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 25-26/3 tới để đưa ra quyết định cuối cùng về quy mô và hình thức cứu trợ Hy Lạp.

Không chỉ Hy Lạp,  các nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn tài chính tương tự, mà nhiều chuyên gia cho rắng nếu giải quyết không dứt điểm, cuộc khủng hoảng của Hy Lạp sẽ lan rộng cả châu Âu và ra thế giới. Tuy cuộc khủng hoảng ở châu Âu không tệ hại như cuộc khủng hoảng xuất phát ở Mỹ vừa qua, nhưng do kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi mong manh, rất có thế sẽ đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc khung hoảng mới./.

Nguyễn Chiến