Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Các chính sách này tập trung vào 5 nhóm gồm: tăng cường ổn định tiền tệ; thúc đẩy vai trò trung gian trong nền kinh tế của hệ thống ngân hàng; tăng cường an ninh ngân hàng; củng cố chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và củng cố chức năng thanh tra ngân hàng. Chính sách này có hiệu lực từ năm 2011.
Một số quy định đáng chú ý được nêu như: Từ ngày 1/3/2011, các ngân hàng phải tăng mức dự trữ ngoại tệ tối thiểu bắt buộc tại Ngân hàng Trung ương từ 1% lên 5%; từ ngày 1/6/2011 phải tăng lên 8%.
Ngân hàng Trung ương sẽ là cơ quan pháp lý giám sát những cơ sở tín dụng tư nhân; tổ chức thiết lập các thủ tục hoạt động tiêu chuẩn (SOP) đối với an toàn tín dụng nhà đất và yêu cầu các ngân hàng thông báo công khai lãi suất cho vay cơ bản qua phương tiện thông tin đại chúng và website chính thức; các ngân hàng thương mại sẽ được yêu cầu báo cáo tình hình kế hoạch kinh doanh hàng quý và giám sát định kỳ kế hoạch kinh doanh…
Gói chính sách nói trên còn bao hàm những nội dung có lợi cho các doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Theo đó, người lao động thu nhập thấp sẽ được tạo điều kiện trong việc thụ hưởng các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng, chi trả, bảo hiểm một cách phổ biến và thiết thực thông qua việc triển khai đồng bộ qui định hỗ trợ, các đại lý ngân hàng rộng khắp và dịch vụ tài chính tích hợp qua điện thoại di động.
Đây là một phần trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, bảo đảm công bằng xã hội của Chính phủ Indonesia hiện nay. Ở Indonesia, khối doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thu hút tới hơn 90% lực lượng lao động, song nhiều doanh nghiệp và công nhân chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng như chưa được trợ giúp về sử dụng vốn hiệu quả.
Theo Cơ quan Thống kê trung ương Indonesia, năm 2009, có tới 70% trong tổng số hơn 52 triệu người lao động nghèo ở Indonesia chưa hề được hưởng thụ các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng công bố kết quả khảo sát cho thấy 32% số dân Indonesia nằm ngoài “vùng phủ sóng” của ngân hàng./.
Mai Hằng