• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

100% địa phương đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng tuổi

(Chinhphu.vn) - Sau 3 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, tính đến hết năm 2015, 100% tỉnh, thành phố trên cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS.

20/01/2016 17:00
100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Trong đó 12 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 gồm: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Tĩnh.

Bên cạnh việc củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, các địa phương đã đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tính đến tháng 12/2015, toàn quốc đã có 37/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” cũng đặt mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.

Sau 3 năm triển khai, tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-60 của toàn quốc là 97,3% (cao hơn 1,3% so với mục tiêu của Đề án); tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-35 của toàn quốc là 98,5% (cao hơn 0,5% so với mục tiêu của Đề án). Số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại là 83,9% (cao hơn 3,9% so với mục tiêu của Đề án).

Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỉ lệ tương ứng là 94,6% (cao hơn 2,6% so với mục tiêu của Đề án) và 97,0% (cao hơn 7,0% so với mục tiêu của Đề án).

Nguyệt Hà