• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa từng đi học

(Chinhphu.vn) - Trẻ em chưa từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học gồm những trẻ em nghèo, sống ở các khu vực xa xôi hẻo lánh, trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, phải lao động, trẻ em di cư.

12/09/2014 09:43
Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Theo số liệu được công bố tại hội thảo “Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam” do Bộ GD&ĐT và UNICEF phối hợp tổ chức ngày 11/9, có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.

Trong số này, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ngoài nhà trường chiếm 12,19% tổng số trẻ cùng độ tuổi; tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường ở độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi là 3,97%; từ 11 đến 14 tuổi là 11,17%.

Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao: Cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học.

Trẻ em chưa từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học gồm những trẻ em nghèo, sống ở các khu vực xa xôi hẻo lánh, trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, phải lao động, trẻ em di cư.

Dân tộc Mông có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số chính, chiếm 23,02%.

Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị. Sự chênh lệch giữa hai khu vực tăng khi độ tuổi tăng. Cụ thể, tỷ lệ này không đáng kể ở 5 tuổi, nhưng cao hơn gấp 2 lần ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở.

Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt giữa nhóm trẻ di cư và không di cư: Trẻ em trong các gia đình di cư có tỷ lệ ngoài trường học cao hơn các gia đình không di cư 1,3 lần ở độ tuổi 5 tuổi, 1,8 lần ở độ tuổi tiểu học và 2,4 lần ở độ tuổi trung học cơ sở.

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật chưa từng đi học hoặc thôi học luôn cao hơn 80% ở mọi độ tuổi, đặc biệt tỷ lệ này lên tới 91,4% ở trẻ em khuyết tật từ 11-14 tuổi.

Tỷ lệ trẻ em đã đi học, nhưng sau đó thôi học tăng mạnh theo độ tuổi. Ở 14 tuổi, độ tuổi cuối bậc trung học cơ sở có gần 16% học sinh thôi học.

Ở tuổi 17, độ tuổi cuối bậc trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh thôi học tăng lên 39%. Tình trạng đi học quá độ tuổi ở các lớp tiểu học và trung học cơ sở chiếm gần 6%.

Báo cáo cũng chỉ ra các rào cản và vướng mắc khiến các em không thể đến trường hoặc bỏ học như do chính bản thân trẻ em, do cha mẹ, phía cung cấp dịch vụ giáo dục và các bên khác như các cơ quan quản lý quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp.

Trong đó, rào cản liên quan đến phía cầu là gia đình nghèo, chi phí đắt đỏ cho các khoản liên quan đến học tập của trẻ là một trong những rào cản chính. Rào cản về phía cung gồm sự tác động từ cơ sở vật chất, giáo viên, quản lý giáo dục và một số vấn đề mang tính hệ thống như chương trình, hệ thống thông tin số liệu, quản trị xã hội, năng lực và cơ chế tài chính.

Đánh giá cao giá trị thực tế cũng như ý nghĩa của báo cáo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nghiên cứu lần đầu tiên về trẻ em ngoài trường ở Việt Nam đã cho thấy rõ và toàn diện vấn đề này về số lượng, đặc điểm, các rào cản và vướng mắc. Từ kết quả khảo sát, báo cáo cũng đưa ra  các gợi ý cho cơ quan quản lý Nhà nước cho lập kế hoạch phát triển giáo dục, quản lý và xây dựng chính sách.

"Quá trình nghiên cứu cũng tạo nhiều cơ hội đối thoại, tranh luận rất hữu ích ở các cấp. Nghiên cứu góp phần giúp ngành Giáo dục thúc đẩy phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chính sách giáo dục, từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống số liệu để nắm thực trạng một cách kịp thời, toàn diện", ông Hiển nhấn mạnh.

Còn Phó đại diện UNICEF, ông Jesper Moller cho rằng: Cần nhìn nhận rằng nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng, nhưng không phải kết quả cuối cùng về tình hình trẻ em ngoài trường ở Việt Nam. Đây là cơ sở minh chứng để giúp xác định các giải pháp chính sách đảm bảo quyền đi học cho mọi trẻ em. Giờ đây cần tập trung sử dụng hiệu quả số liệu và phân tích trong quá trình xây dựng chinh sách, lập kế hoạch và quản lý giáo dục.

“Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam” sử dụng số liệu của Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 làm nguồn số liệu duy nhất.

Báo cáo này phân tích trẻ em ngoài nhà trường theo các đặc điểm, gồm: độ tuổi, giới tính, dân tộc, thành thị, nông thôn, tình trạng khuyết tật va tình trạng di cư.

Báo cáo cũng phân tích chung cả nước và cụ thể 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Điện Biên, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, TPHCM, Đồng Tháp và An Giang.

Nguyệt Hà