• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đảm bảo công bằng khi thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(Chinhphu.vn) - Tính đến tháng 9/2013, toàn quốc có hơn 1,3 triệu lượt người đăng ký thất nghiệp, đưa số người đăng ký thất nghiệp lên tới hơn 114.000 người/tháng.

10/10/2013 19:56

Đối tượng hưởng BHTN ngày càng mở rộng và cần được đảm bảo công bằng. Ảnh minh họa
Đảm bảo công bằng khi thụ hưởng chính sách, tránh tình trạng thất nghiệp ảo, bảo toàn nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), hỗ trợ học nghề hiệu quả… là những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện BHTN, do Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 10/10.

Thực hiện tốt phương châm 3 đúng

Theo Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH Lê Quang Trung, số người tham gia BHTN liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2009 có 5,9 triệu người, tổng số thu là 3,5 nghìn tỷ đồng; năm 2010, số người tham gia là 7,2 triệu người, tăng 20,2% so với năm 2009, tổng số thu là 5,4 nghìn tỷ đồng; năm 2011 có 7,9 triệu người tham gia, tăng 10,1% so với năm 2010; năm 2012 số người tham gia BHTN là 8,3 triệu người, tăng 0,52% so với năm 2011.

Số người đăng ký thất nghiệp cũng tăng nhanh, tính đến tháng 9/2013, toàn quốc có hơn 1,3 triệu lượt người đăng ký thất nghiệp, đưa số người đăng ký thất nghiệp lên tới hơn 114.000 người/tháng. Người lao động đăng ký thất nghiệp tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, kinh tế phát triển, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như TPHCM (trên 30%), Bình Dương (trên 20%), Đồng Nai (gần 10%).

Cân đối quỹ và dự báo Quỹ BHTN cho thấy, ước đến cuối năm 2013, Quỹ kết dư hơn 30 nghìn tỷ đồng. Quỹ BHTN kết dư được BHXH Việt Nam quản lý, đưa vào đầu tư tăng trưởng an toàn hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ năm 2012, Quỹ BHTN bắt đầu chi ra lớn hơn do số người hưởng trợ cấp ngày càng cao. Theo tính toán, nếu không kịp thời thay đổi chính sách thì sẽ gặp khó khăn trong cân đối thu chi.

Tính đến nay, các trung tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 980.000 người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (chiếm 81% tổng số người đang hưởng), góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp do doanh nghiệp giải thể, phá sản, thu hẹp sản xuất kinh doanh đã được hưởng chính sách BHTN theo phương châm 3 đúng: “Đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn”.

Bảo toàn nguồn quỹ, tránh thất nghiệp ảo

Phó Cục trưởng Cục Việc làm Lê Quang Trung đã nêu lên một số phát sinh cần kịp thời khắc phục trong quá trình thực hiện BHTN như: Việc xác định đối tượng cụ thể tham gia BHTN còn gặp nhiều khó khăn, thời gian đăng ký thất nghiệp ngắn gây bất lợi cho người lao động, thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp còn phức tạp, quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cơ quan có liên quan chưa được quy định cụ thể; mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn...

Bên cạnh đó, nếu so sánh với tổng số người đăng ký thất nghiệp và số người hưởng thì số lượng người học nghề vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do người thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi nhu cầu về lực lượng lao động này rất lớn, người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm mới sau khi thất nghiệp và không có nhu cầu học nghề.

Tình trạng nợ đóng BHTN còn khá lớn, năm 2011 số nợ đọng là 172 tỷ đồng, đến năm 2012 số nợ tăng lên 365 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao. Việc chốt số BHXH cho người lao động chưa được thực hiện nghiêm túc, một số doanh nghiệp muốn giữ người lao động nên gây khó khăn khi thực hiện chốt sổ.

Sau 5 năm triển khai, hệ thống phần mềm quản lý BHTN của ngành LĐTBXH với cơ quan BHXH cũng chưa được kết nối để phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết hưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, giảm bớt thủ tục hành chính và kiểm tra, kiểm soát kịp thời khi thực hiện, tránh tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHTN.

Thảo luận về giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên, đại diện Sở LĐTBXH Đà Nẵng cho rằng để bảo toàn nguồn quỹ BHTN và đảm bảo công bằng khi thụ hưởng chính sách, tránh tình trạng thất nghiệp ảo, tránh trường hợp người lao động lách luật cứ đóng BHTN đủ 12 tháng thì xin thôi việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, nên để thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính theo số năm thực tế có đóng BHTN, cứ mỗi năm có đóng bằng 60% như cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay.

Đại diện Sở LĐTBXH Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cho rằng, trình tự, quy trình giải quyết và chi trả trợ cấp thất nghiệp nên xây dựng theo hướng linh hoạt và kiểm soát chặt chẽ hơn, tránh việc người lao động đi lại nhiều lần, cải tiến quy trình giải quyết hưởng BHTN theo hướng tập trung tại một cơ quan thay vì 2 cơ quan như hiện nay.

Kết quả giải quyết chính sách BHTN tại các địa phương cũng cho thấy người lao động chưa thật sự quan tâm đến vấn đề “gốc” của chính sách BHTN là hỗ trợ học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm. Sau gần 5 năm, hầu hết các địa phương đều có rất ít trường hợp đăng ký học nghề. Vì vậy, cần tăng mức hỗ trợ và thời gian học nghề nhằm thu hút được số lao động thất nghiệp thật sự muốn được đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

Thu Cúc