Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Khám bệnh cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện phổi Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai |
Bên cạnh đó, công tác phòng chống lao ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt công tác chống lao gặp thách thức lớn về nguồn nhân lực và tài chính do sự giảm nhanh nguồn viện trợ quốc tế trong những năm tới…
Đánh giá về công tác phòng chống lao, PGS Sỹ cho hay, những năm qua, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới phòng chống lao từ Trung ương xuống địa phương. Các kỹ thuật tiên tiến nhất về chẩn đoán, điều trị và dự phòng đã được cập nhật tại Việt Nam.
Trong Chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 20/100.000 người dân vào năm 2030.
Trong đó, yêu cầu mới và kiểm soát bệnh lao là thay đổi từ ngăn chặn tiến tới thanh toán bệnh lao bằng cách phát hiện sớm và nhiều nhất số bệnh nhân lao trong cộng đồng, duy trì tỷ lệ cao điều trị khỏi cho tất cả các bệnh nhân lao được phát hiện.
Để công tác phòng, chống lao đạt kết quả cao, ngoài sự nỗ lực của ngành Y tế còn cần tăng cường công tác truyền thông để người dân và toàn xã hội nhận thức đúng về thực trạng, căn nguyên và mức độ nguy hiểm của bệnh lao.
Thông qua công tác truyền thông đó, mỗi người dân tự ý thức phòng chống căn bệnh này và huy động được tốt hơn nguồn lực xã hội tham gia vào phòng chống lao.
Mối lo ngại lớn nhất hiện nay của các chuyên gia y tế là lao kháng đa thuốc (MDR-TB), nảy sinh từ việc điều trị kém chất lượng đối với chủng lao thông thường. Lao đa kháng thuốc đã cướp đi 170.000 sinh mạng vào năm 2012. Lao kháng đa thuốc có thể nhờn với isoniazid và rifampicin, là những thuốc dùng điều trị lao thông thường. Dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ không có vaccine lao mới nào được đưa ra thị trường. |
Hà Anh