• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu

(Chinhphu.vn) - Ngày 7/9, các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trong cả nước đã kết thúc xét tuyển nguyện vọng bổ sung (đợt 1). Nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu và tiếp tục chờ đợi ở đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo.

08/09/2015 12:23

Trong đợt xét tuyển này, toàn quốc có 169 trường xét tuyển thêm thí sinh, trong đó có 41 trường ĐH, 45 trường CĐ phía Bắc, 29 trường ĐH và 54 trường CĐ phía Nam.

Thời gian xét tuyển bắt đầu từ ngày 26/8 đến ngày 7/9. Điểm chuẩn đã được công bố từ ngày 7/9 và các trường sẽ công bố kết quả đến thí sinh chậm nhất là ngày 10/9.

Ít trường tuyển đủ chỉ tiêu

Đến hết ngày 7/9, số lượng trường tuyển đủ chỉ tiêu là rất ít. Trong 169 trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt này, chỉ có một số trường tới cuối đợt có số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh đủ hoặc nhiều hơn so với chỉ tiêu như trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Văn hóa Hà Nội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…

Tại Đại học Công nghệ TPHCM, hiện trường nhận được 4.350 hồ sơ, dự kiến gọi nhập học 3.150 thí sinh nên có khoảng 1.200 thí sinh sẽ bị loại.

Tại ĐH Điện lực, chỉ tiêu xét tuyển bổ sung là 250 nhưng đến chiều 7/9, trường này đã nhận được hơn 2.000 hồ sơ với mức điểm khá cao. Đây là một trong số ít trường tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung thứ nhất này.

Đặc biệt, các trường thuộc khối quân đội, công an có điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung ở ngưỡng khá cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chỉ tiêu dành cho nguyện vọng bổ sung của những trường này chỉ còn rất ít. Do đó, điểm chuẩn đầu vào bổ sung cũng chỉ chênh rất ít (0,5-1 điểm) so với nguyện vọng 1.

Ví dụ Học viện Hậu cần chỉ còn 4 chỉ tiêu khối A với mức điểm nhận hồ sơ từ 25 trở lên. Trường Sĩ quan Chính trị tuyển bổ sung 10 chỉ tiêu khối A và khối C với mức điểm nhận hồ sơ của hai khối là 24,5 điểm. Trường Sĩ quan Pháo binh tuyển 18 chỉ tiêu khối A với mức điểm nhận hồ sơ là 19,25 điểm. Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển 5 chỉ tiêu bổ sung khối A với mức điểm nhận hồ sơ là 20,25 điểm.

Tiếp tục chờ đợt xét tuyển mới

Ngoài một số ít trường nêu trên, hầu hết các trường đều không tuyển đủ chỉ tiêu. Có những trường nhận được khá nhiều hồ sơ như ĐH Thái Nguyên (theo thông tin từ trường, đến ngày cuối nhận được khoảng hơn 1.000 bộ hồ sơ) nhưng vẫn không đủ so với hơn 2.000 chỉ tiêu của trường.

ĐH Công nghiệp Hà Nội, tính đến chiều 7/9, nhận được khoảng 700 hồ sơ so với 1.000 chỉ tiêu. ĐH Đại Nam mới tuyển được 700/1000 chỉ tiêu và có một ngành không tuyển được thí sinh nào là hóa dầu. Trong khi đó, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam mới tuyển được 50% chỉ tiêu. Theo thông báo của trường, đến ngày 7/9 mới có 679 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng bổ sung và 600 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 trước đó.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội từ khi bắt đầu đợt xét tuyển chỉ nhận được vài chục bộ hồ sơ mỗi ngày. Số lượng chỉ tiêu còn lại vẫn lên tới gần 4.000 cho hệ ĐH và 400 chỉ tiêu CĐ.

ĐH Phương Đông mới nhận được khoảng 450 hồ sơ trên tổng số hơn 1.300 chỉ tiêu tuyển sinh.

Đây là tình trạng chung của nhiều trường ngoài công lập khi điểm tiếp nhận hồ sơ của các trường này đều rất vắng. Các trường cũng bày tỏ lo ngại số thí sinh thực đến nhập học sẽ chỉ bằng 1/3 so với số nộp hồ sơ vì các em có tới 3 phiếu báo điểm để đăng ký xét tuyển. Do chưa tuyển đủ chỉ tiêu, các trường này xác định sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung (đợt 2).

Đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 11-21/9.

Với ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học năm 2015 là 15,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi, trong hơn 1 triệu thí sinh dự thi có 531.182 thí sinh điểm bằng hoặc cao hơn mức này.

So với chỉ tiêu tuyển sinh đại học của các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, số thí sinh này nhiều gấp 1,52 lần. Như vậy, số chỉ tiêu tuyển sinh so với số lượng thí sinh có nhu cầu và đủ điều kiện quy định đã ở mức gần bão hòa.

Hơn nữa, năm nay có gần 200 trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ và sơ tuyển. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tuyển sinh riêng. Như vậy, cộng với chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ tăng vọt trong thời gian qua, chuyện nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu chắc chắn sẽ không tránh khỏi.

Nguyệt Hà