• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủy ngân trong không khí Hà Nội là thông tin không chính xác

(Chinhphu.vn) - Thông tin phát hiện có thủy ngân độc hại bay lơ lửng trong không khí Hà Nội gây nguy hại cho người dân là không chính xác.

26/04/2016 17:07
TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Được biết, thông tin này lan truyền từ một cuộc trả lời phỏng vấn của TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) với phóng viên một tờ báo ngành. Trao đổi với báo Hà Nội mới ngày 26/4, ông Tùng cho hay: "Khi đó, chúng tôi trao đổi thông tin ô nhiễm ở Hà Nội với nguyên cớ là hồi đầu tháng 3/2016, Đại sứ quán Mỹ công bố chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Khi phóng viên hỏi còn vấn đề gì mới về ô nhiễm không khí ở Hà Nội không, tôi nói vấn đề thủy ngân là vấn đề mới của toàn cầu và Việt Nam mình cũng bắt đầu tham gia nghiên cứu. Tổng cục Môi trường vừa mới có thiết bị quan trắc để tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm không khí thông qua việc lấy mẫu nước mưa. Chúng tôi cũng đã xác định đã có hàm lượng thủy ngân trong bụi. Việc này phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá nồng độ... mới có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin này, phóng viên đó đã về viết bài, giật tít: “Thủy ngân lơ lửng bay trong không khí ở Hà Nội” gây hoang mang trong dư luận".

TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh rằng thủy ngân đã có trong không khí ở Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác. Hiện tại các nhà khoa học đang theo dõi nguồn thủy ngân đó từ đâu, ảnh hưởng như thế nào và Việt Nam cũng đang trong quá trình nghiên cứu đó. "Chỉ có vậy chứ tôi chưa đề cập đến việc có độc hay không độc. Tuy nhiên, báo lại đưa thông tin như vậy làm ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống tinh thần của người dân. Ngay sau khi nhà báo đăng tải thông tin, chúng tôi đã trao đổi và báo này đã phải đăng thông tin cải chính", ông Tùng nói.

TS. Tùng cho biết, hiện tại, Tổng cục Môi trường mới chỉ có một điểm quan trắc đánh giá chất lượng không khí đặt tại đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường), trong tuần từ 8/4-14/4, chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) ở Hà Nội ở mức 54-140. Đây là chỉ số đánh giá theo trung bình giờ. Chỉ số này cao vào giờ cao điểm. Được biết, chỉ số AQI mức 51-100 thuộc nhóm trung bình với cảnh báo vàng - khuyến cáo người thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) được báo An ninh Thủ đô dẫn lời, chỉ ra rằng, số liệu quan trắc được nêu ra có tính chất cá biệt, địa điểm quan trắc chỉ ở một địa điểm duy nhất là đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Hà Nội. “Cho nên nói Hà Nội đang ô nhiễm thủy ngân là không chính xác. Phải tiến hành quan trắc thường xuyên hơn, ở nhiều địa điểm hơn với số liệu cụ thể thì mới kết luận được”, GS. Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo TS. Hoàng Dương Tùng, đây là cảnh báo để người dân cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. TP. Hà Nội hiện nay có khoảng 5 triệu xe máy và hơn 500.000 ô tô. Con số này còn đang tăng lên từng ngày. Chúng ta phải có biện pháp kiểm soát chất lượng, số lượng và nhiên liệu sử dụng phương tiện cá nhân nhằm giảm thải ô nhiễm ra môi trường. Người dân nên tăng cường việc sử dụng phương tiện công cộng nhằm bảo vệ môi trường sống, hạn chế việc đốt rơm rạ, đốt rác... Bảo vệ môi trường sống không chỉ là việc của các cấp, các ngành, mà phải là trách nhiệm của mỗi người dân.
Hoài Thu