• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trẻ mắc ho gà tăng do không tiêm vaccine đầy đủ

(Chinhphu.vn) - Theo ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong năm 2015, cả nước ghi nhận trên 380 trường hợp mắc ho gà, trong đó 50% ca bệnh là chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ.

11/01/2016 14:16
Cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ hiện nay là tiêm vaccine. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Riêng tại Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) ghi nhận gần 300 ca mắc, tăng 2-3 lần so với năm 2014. Trẻ mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi. Theo thống kê, hầu hết trẻ mắc là do chưa được tiêm vaccine vì cha mẹ có tâm lý chờ đợi vaccine dịch vụ hoặc vì e ngại các phản ứng sau tiêm nên không cho trẻ tiêm đầy đủ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Hải, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cho biết trong số các ca ghi nhận mắc ho gà tại BV, có khoảng 30% trẻ dưới 2 tháng tuổi, tức là chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.

Nguyên nhân được chỉ ra là do lây lan trong cộng đồng nhưng số này không nhiều mà là do các bà mẹ trước đó không được tiêm vaccine hoặc chưa mắc, vì vậy không có miễn dịch nên con cũng có thể mắc do trẻ dưới 2 tháng tuổi sức đề kháng còn yếu.

Bác sĩ Nguyễn Thiện Hải cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh, sau khi tiêm cho trẻ, các phản ứng như sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm, sốt là những phản ứng hoàn toàn bình thường. Phụ huynh phải quan sát và theo dõi trẻ sát sao sau tiêm. Khi trẻ có các biểu hiện như quấy khóc dai dẳng, bỏ ăn, khó thở, dùng hạ sốt thông thường mà không hạ hoặc có biểu hiện vân tím, chi lạnh, nhợt nhạt sau tiêm chủng… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.

Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, tỉ lệ tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh ở nước ta vẫn thấp, chỉ hơn 55% trong năm 2015. Trước đó, năm 2014 cũng chỉ đạt 55,4%.

Một số BV chưa triển khai hoặc ngần ngại khi triển khai tiêm vaccine này, do một thời gian dài chưa tìm ra nguyên nhân tiêm nhầm vaccine viêm gan B ở Quảng trị làm 3 trẻ tử vong trong năm 2013, gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc tiêm vaccine viêm gan B. Hiện nay, một số địa phương đã triển khai tốt việc tiêm vaccine viêm gan B (như Hải Dương đạt 80%) nhưng tính trung bình trên cả nước vẫn còn thấp.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đây chính là thách thức lớn nhất trong tiêm chủng hiện nay, trong đó có việc giànhlại niềm tin của người dân đối với chương trình tiêm chủng mở rộng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ hiện nay là tiêm vaccine phòng bệnh.

Hiền Minh