• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa ngay quy định phản cảm, gây bức xúc

(Chinhphu.vn) – Trong phiên chất vấn sáng 31/10, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (tỉnh Phú Yên) đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về năng lực của bộ máy quản lý ngành giáo dục khi đưa ra quy định sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần thì bị đuổi học.

31/10/2018 09:18

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo có nhiều quy định, nhất là các thông tư được ban hành. Qua rà soát thì có nhiều quy định không còn phù hợp, phải bãi bỏ hoặc sửa đổi, trong đó có quy định sinh viên sư phạm bán dâm 4 lần thì bị đuổi học.

“Vấn đề đặt ra là, khi sửa đổi, Ban soạn thảo, nhất là cán bộ thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém đưa lên dẫn đến có những ý kiến của xã hội. Khi nhận được ý kiến, tôi đã chỉ đạo sửa ngay. Quan điểm của tôi với tư cách là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là không cần đưa nội dung này vào Thông tư”, Bộ trưởng bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến dư luận xã hội. “Những quy định nào mà không hợp lý, phản cảm, gây bức xúc dư luận xã hội thì phải sửa ngay. Cần rút kinh nghiệm trong việc một vấn đề như thế mà đưa rộng rãi lên trên mạng, trong khi chưa bàn kỹ, gây bức xúc trong học sinh, sinh viên và dư luận xã hội. Bộ trưởng chú ý chỉ đạo khắc phục ngay”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đề cập đến việc lấy ý kiến của học sinh, sinh viên trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quá trình soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), sau khi rà soát, xét thấy có liên quan đến mọi người, mọi nhà, Bộ đã lấy ý kiến rộng rãi, nhất là xin ý kiến của đông đảo các thầy cô và học sinh, sinh viên và những người liên quan.

Đối với học sinh THCS và THPT là những đối tượng rất cần được lấy ý kiến, tuy các em không trực tiếp quyết định những vấn đề lớn nhưng phải thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của các em.

Lê Sơn