• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai giảng ở ngôi trường dạy hoà nhập trẻ khuyết tật

(Chinhphu.vn) – Sáng 5/9, trong không khí bắt đầu năm học mới 2018-2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự lễ khai giảng trường tiểu học Thanh Trì, nơi đang triển khai chương trình dạy hoà nhập cho hàng chục trẻ khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển.

05/09/2018 10:30
Học sinh trường tiểu học Thanh Trì chào cờ trong lễ khai giảng. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng, các học sinh trường tiểu học Thanh Trì được hòa mình trong một ngày hội của học sinh cả nước, được nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm học mới, cùng hát vang quốc ca, và xem một số tiết mục văn nghệ.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Cô Nguyễn Thuý Vân, Hiệu trưởng trường tiểu học Thanh Trì cho biết hiện trường có hơn 1.700 học sinh, trong đó trên 50 em là trẻ khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đang học hoà nhập cùng các bạn học sinh bình thường.
“Qua báo cáo của giáo viên, Ban Giám hiệu nhà trường đã thống kê, xác định những học sinh khuyết tật, tiếp thu chậm, có biểu hiện tự kỷ… Sau đó, nhà trường đã liên hệ với Viện Khoa học giáo dục để xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp cho các em”, cô Vân chia sẻ.
Tuy nhiên, từ quá trình tập huấn phương pháp đến soạn bài giảng và đưa trẻ khuyết tật vào học hoà nhập với các em bình thường là cả quá trình đòi hỏi nỗ lực, cố gắng của từng giáo viên.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với một học sinh khuyết tật. Ảnh: VGP/Đình Nam
Một giáo viên trường tiểu học Thanh Trì cho biết, dù trong một lớp học chỉ có 1-2 học sinh khuyết tật thì việc làm sao vừa đảm bảo giảng dạy tốt cho những học sinh bình thường vừa quan tâm, dạy dỗ được các học sinh khuyết tật là sự cố gắng lớn của những người đứng lớp. 
Trẻ khuyết tật thường rất hay mặc cảm, tự ti, nhiều em khả năng tiếp thu kiến thức cũng chậm hơn học sinh bình thường, vì vậy, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, các thầy, cô đôi khi còn phải đóng vai “bác sĩ tâm lý” để chia sẻ, động viên, hỗ trợ các em cùng học tập cũng như hòa nhập.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với giáo viên và phụ huynh học sinh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Bên cạnh đó, với sự thuyết phục của nhà trường, nhiều phụ huynh từ chỗ phản đối, không đồng ý nay đã ủng hộ việc học hoà nhập của trẻ khuyết tật. Bởi thực tế cho thấy các em học sinh bình thường đã hỗ trợ rất tốt cho các bạn khuyết tật. Qua đó rèn luyện cho các em biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn; từng bước xây dựng nhân cách tốt đẹp, yêu thương con người trong từng học sinh.
Với những nỗ lực, lòng kiên trì của giáo viên, học sinh trường tiểu học Thanh Trì, nhiều học sinh khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác. Và năm học 2018-2019, trường tiểu học Thanh Trì đã tiếp nhận 20 trẻ tự kỷ vào học lớp 1.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh cùng các em học sinh khuyết tật. Ảnh: VGP/Đình Nam
“Đối với giáo dục phổ thông, xu thế quốc tế là không phân biệt đầu vào qua thi tuyển và có nhiều hình thức giảng dạy đa dạng, phù hợp với từn học sinh, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật”, Phó Thủ tướng trao đổi và đánh giá cao những kết quả mà trường tiểu học Thanh trì đạt được trong thực hiện dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Phó Thủ tướng mong muốn nhân rộng mô hình này ra nhiều ngôi trường khác và đề nghị lãnh đạo quận Hoàng Mai tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để các trường học trên địa bàn quận tiếp tục triển khai dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Một số hình ảnh trong lễ khai giảng trường tiểu học Thanh Trì:

Ảnh: VGP/Đình Nam

Trường tiểu học Thanh Trì có trên 1.700 học sinh trong năm học 2018-2019. Ảnh: VGP/Đình Nam

Một tiết mục văn nghệ của cô và trò. Ảnh: VGP/Đình Nam

Ảnh: VGP/Đình Nam

Ảnh: VGP/Đình Nam

Ảnh: VGP/Đình Nam

Ảnh: VGP/Đình Nam

Đình Nam