• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo đảm an toàn Quỹ bảo hiểm xã hội

(Chinhphu.vn) - Để bảo toàn và phát triển Quỹ BHXH, phương án lâu dài và cơ bản là việc đóng BHXH nên tính trên toàn bộ thu nhập, điều đó sẽ tạo cơ hội cho khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức tham gia vào an sinh xã hội đóng - hưởng.

03/10/2013 17:47

Những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với người tham gia BHXH được thuận lợi hơn so với trước đây. Tuy nhiên đến nay, một số vướng mắc về chính sách pháp luật chưa được điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.

Nguyên nhân thâm hụt quỹ BHXH

Một số quy định của Luật BHXH còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, nhiều vấn đề mới nảy sinh nhưng chưa được Luật điều chỉnh; một số điều, khoản trong Luật mâu thuẫn nhau như: Quy định về tổ chức BHXH (Điều 106) và chi phí quản lý BHXH (Điều 95, 101, 104) không thống nhất, không phù hợp với tính chất và nhiệm vụ đặc thù của ngành;

Chính sách tinh giản biên chế, cho về hưu sớm cùng với việc quy định các nghề nặng nhọc độc hại được giảm tuổi nghỉ hưu quá nhiều dẫn đến tình trạng chi nhiều hơn thu và về lâu dài (khoảng 30 năm), quỹ BHXH sẽ mất khả năng thanh toán.  

Quy định về tuổi nghỉ hưu còn thấp, trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, làm kéo dài thời gian hưởng lương hưu (bình quân là 19,4 năm); quy định về điều kiện giảm tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi quá rộng nên số người nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng (hiện tại có tới 60% người nghỉ hưu trước tuổi).

Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần còn rộng rãi chưa đảm bảo mục đích an sinh xã hội (ASXH) lâu dài.

Căn cứ quy định mức đóng và mức hưởng như hiện nay ảnh hưởng lớn tới cân đối quỹ BHXH.

Chế tài xử phạt hành vi, vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như, mức xử phạt thấp, lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại, do đó nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng tiền BHXH...

Quy định về thẩm quyền xử phạt các vi phạm pháp luật BHXH chưa phù hợp với thực tiễn, cơ quan BHXH trực tiếp đi kiểm tra phát hiện vi phạm Luật BHXH nhưng không có thẩm quyền xử phạt nên không có tác dụng ngăn ngừa vi phạm Luật.

Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT còn xảy ra ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Cơ chế quản lý thuốc chữa bệnh chưa đồng bộ và thiếu hiệu quả, giá thuốc ở Việt Nam cao hơn giá thuốc của các nước trong khu vực từ 10% đến 20% và không ổn định theo xu hướng tăng liên tục.

Việc phê duyệt giá viện phí chưa thực hiện đúng nguyên tắc và lộ trình, hầu hết các địa phương phê duyệt giá viện phí ở mức giá tối đa của Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH trong khi điều kiện kinh tế-xã hội, mức thu nhập của dân cư còn thấp và chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế ở các tỉnh cũng chưa cao.

Kiến nghị, đề xuất

Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục nguy cơ đổ vỡ Quỹ BHXH trong những năm tới.

Có thể quy định lại cách tính lương hưu

Có ý kiến đề nghị cần tăng tỷ lệ đóng góp của người tham gia vào hệ thống BHXH, BHYT. Trong thực tế, Luật BHXH, Luật BHYT cũng đã quy định điều này (Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 đã quy định tăng tỷ lệ đóng BHXH hàng năm cho các đối tượng).

Hiện nay, người lao động đóng 7% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho quỹ hưu trí và tử tuất, và từ tháng 1/2014 trở đi sẽ đóng cho quỹ này là 8% mức tiền công tiền lương. Điều tương tự cũng được quy định trong BHYT…. Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ đóng như thế là không thấp và không nên tăng tỷ lệ đóng góp vào các quỹ ASXH đóng – hưởng.

Cũng có ý kiến quy định lại cách tính tiền lương hưu, theo đó tiền lương hưu được tính theo tỷ lệ “tiền lương bình quân tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH là toàn bộ quá trình đóng BHXH cho tất cả các đối tượng, kể cả đối tượng hưởng lương theo chế độ tiền lương Nhà nước quy định”. Theo chúng tôi, cách tính này là công bằng và sẽ giảm được phần chi trả của quỹ lương hưu trí và tử tuất, từ đó góp phần đảm bảo cho sự bền vững của quỹ.

Đóng BHXH dựa trên toàn bộ thu nhập

Tuy nhiên, phương án lâu dài và cơ bản hơn, theo chúng tôi là cần quy định lại căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Không nên căn cứ vào tiền công, tiền lương hàng tháng để đóng BHXH, BHYT, BHTN mà phải căn cứ vào thu nhập bằng tiền hàng tháng của người lao động.

Nếu theo quy định này thì số thu BHXH, BHYT, BHTN sẽ tăng lên một cách đáng kể, có thể tăng từ 3-4 lần so với số thu hiện nay.Và như vậy, mức hưởng BHXH, BHYT, BHTN cũng sẽ được tăng lên.

Thêm nữa, căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN tính trên toàn bộ thu nhập cũng tạo cơ hội cho khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức tham gia vào ASXH đóng - hưởng.

Việc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT dựa trên mức thu nhập sẽ tạo cơ hội cho những người lao động  khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức có mức thu nhập thấp hơn vẫn có thể tham gia vào hệ thống ASXH đóng - hưởng, do đó sẽ mở rộng được phạm vi tham gia ASXH.

Để làm được điều này, chúng tôi mong muốn Nhà nước sớm cải cách chính sách tiền lương theo hướng chuyển tất cả các nguồn thu nhập ngoài lương hiện nay vào tiền lương, tiền công.

Sự cấp bách của cải cách tiền lương do nhiều nguyên nhân, không những do đòi hỏi cấp bách sự phát triển kinh tế,  của chính sách phân phối thu nhập, mà còn xuất phát từ sự bền vững của Quỹ ASXH đóng - hưởng.

Có cải cách tiền lương, đưa tất cả các khoản thu nhập vào lương thì mức đóng BHXH, BHTN, BHYT sẽ tăng lên, số thu ASXH đóng - hưởng sẽ tăng lên, quỹ ASXH sẽ bội thu, tiền lương  hưu và chế độ chính sách của người hưởng BHXH sẽ được cải thiện; người lao động về hưu sẽ không còn lo lắng về ăn, mặc, ở, các nhu cầu sinh hoạt thường nhật và đặc biệt là không sợ mỗi khi đau ốm phải vào bệnh viện.

Có thể tăng tuổi nghỉ hưu

Theo các chuyên gia dân số, sự bùng nổ sinh đẻ sau năm 1954 và kéo dài trong nhiều thập kỷ sau đó, đồng thời mức sinh giảm mạnh trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và còn tiếp tục giảm sẽ là các nhân tố thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quá trình già hoá dân số nước ta. Điều đáng chú ý là tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cũng tăng rất mạnh.

Tình hình biến đổi dân số như trên đặt vấn đề về tuổi về hưu của người lao động.

Cũng đã có một số kiến nghị về tăng tuổi về hưu ở nước ta nam từ 60 tuổi lên 65 tuổi và nữ từ 55 tuổi lên 60 tuổi. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ tăng như thế nào? Có ý kiến đề xuất là tăng dần tuổi về hưu, cứ hai năm tăng tuổi về hưu thêm 1 tuổi. Nếu thực hiện từ năm 2015 thì đến năm 2024, tuổi về hưu ở nước ta tăng lên đến 65 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.

TS. Mai Ngọc Anh

Trường Đại học Kinh tế quốc dân