• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để GDP địa phương thật hơn

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các địa phương sử dụng số liệu chính thức chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố.

11/08/2014 10:31
Yêu cầu này là cần thiết, xuất phát từ 3 căn cứ quan trọng.

Thứ nhất, GDP là chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế- chỉ tiêu có tầm quan trọng hàng đầu trong 5 mục tiêu của mọi quốc gia (tăng trưởng, lạm phát, cân đối ngân sách, cán cân thanh toán, thất nghiệp), cũng như 6 mục tiêu của Việt Nam (5 mục tiêu nói trên và mục tiêu giảm nghèo).

Đối với Việt Nam, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một cấp quản lý tương đối toàn diện, thì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cũng được xác định có vai trò quan trọng hàng đầu trong 4 mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, giảm nghèo). GRDP còn là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng, địa phương, bảo đảm cân đối chung cả nước.

Thứ hai xuất phát từ thực trạng chênh lệch giữa tốc độ tăng GRDP các địa phương và tốc độ tăng GDP của cả nước là khá lớn. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân năm của GDP cả nước và của GRDP các địa phương theo mục tiêu 2011-2015 và ước thực hiện thời kỳ 2011-2013 như sau:

Tốc độ tăng GDP cả nước và GDRP các địa phương (%)

Nguồn: - Mục tiêu cả nước: KH 2011-2015 của QH

          - Mục tiêu các địa phương: Tổng hợp từ KH 2011-2013 của các địa phương

          - Ước TH 2011-2013 cả nước: Tổng cục Thống kê

          - Ước TH 2011-2013 các địa phương: Ước tính từ số liệu một số địa phương

Theo đó, chênh lệch lớn giữa các địa phương với cả nước không chỉ về kết quả thực hiện mà ngay cả mục tiêu kế hoạch. Đây là một thực tế đã kéo dài trong nhiều năm.

Thực trạng này do nhiều nguyên nhân tác động. Có nguyên nhân do việc tính trùng/sót kết quả hoạt động giữa các địa phương (các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có hội sở chính ở một địa phương, nhưng lại có nhiều doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động ở các địa phương khác nhau…); các lĩnh vực hạch toán toàn ngành như điện, hàng không, đường sắt, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm... nhưng chưa được bóc tách, phân bổ số liệu giữa Trung ương và địa phương. Có nguyên nhân do việc tính chỉ số giảm phát GDP (hệ số giữa GDP giá thực tế so với GDP giá so sánh) của hầu hết các địa phương đều có sự khác biệt lớn so với cả nước. Có nguyên nhân do trên thực tế, mục tiêu tăng trưởng của nhiều địa phương đặt ra vượt quá khả năng thực tế của mình. Có nguyên nhân do sự can thiệp của… “bệnh thành tích”, năm sau cao hơn năm trước, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Có nguyên nhân do cán bộ thống kê ở một số địa phương yếu năng lực chuyên môn hoặc thiếu bản lĩnh đã nghe theo hoặc đón ý để đưa con số cao hơn thực tế.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và sử dụng chỉ tiêu GRDP các địa phương dựa trên những con số thật.  Vì vậy, không những giao cho Tổng cục Thống kê tính toán và công bố GRDP của các địa phương, lần này Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê rà soát, ước thực hiện 2014, dự báo năm 2015 và ước thực hiện cả giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở đó để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020.

Đề xuất

Việc thay đổi quy trình tính GRDP có thể làm cho tốc độ tăng chỉ tiêu này của các địa phương giảm xuống, nhưng cái được lớn nhất là chúng ta có các con số thật.

Để thực hiện mục tiêu  này, có nhiều việc phải thực hiện. Trước hết, Quốc hội sớm thông qua Luật Thống kê (sửa đổi), trong đó Luật cần quy định rõ về mặt nguyên tắc là phải bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ thống kê; nghiêm cấm sửa đổi thông tin và công bố sai sự thật; những vấn đề về hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước; vai trò của hoạt động thống kê...

Thứ hai, cần có cơ chế "ngăn chặn" sự can thiệp của nơi này nơi khác đối với hoạt động thống kê. Có thể dự cảm được rằng lần thay đổi quy trình tính toán này sẽ làm giảm mạnh tốc độ tăng thực tế GRDP của địa phương khi so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ các địa phương đã đề ra cho kế hoạch 2011-2015, nên rất cần sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương trong việc chỉ đạo địa phương sự điều chỉnh mục tiêu.

Thứ ba, cơ quan Tổng cục Thống kê cần có đủ lực lượng và nâng cao trình độ cán bộ để có thể đủ sức tính GRDP cho từng địa phương.

Thứ tư, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư công nghệ xử lý tổng hợp thông tin để thông tin có thể “chạy thẳng” từ cơ sở lên Trung ương, giảm các bước tổng hợp trung gian, hạn chế sự can thiệp của tư tưởng thành tích qua các cấp, các ngành.

Thứ năm, ngành Thống kê cần tăng cường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và bản lĩnh của cán bộ để bảo đảm tính trung thực, khách quan và sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ thống kê, tránh sự can thiệp hoặc đón ý lãnh đạo, khắc phục tình trạng “minh họa”, phát huy tính hệ thống của số liệu dể phân tích làm cho con số biết nói; phân tích quan hệ giữa lượng và chất, giữa sự chuyển biến về lượng dẫn đến sự chuyển biến về chất... có giải trình mỗi khi điều chỉnh số liệu...

Minh Ngọc