• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phiên chất vấn thành viên Chính phủ đạt kỳ vọng của cử tri

(Chinhphu.vn) – Các chuyên gia đánh giá chung phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Rõ ràng, không lẩn tránh, thể hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ.

12/06/2014 20:21
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

Tại kỳ họp này, các đại biểu và cử tri rất quan tâm đến các hoạt động của ngành Tư pháp. Đó là sự kỳ vọng của người dân vào ngành Tư pháp, bởi bên cạnh những kết quả mà chúng ta đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết cần khắc phục.

Tại phiên chất vấn lần này, tôi đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thể hiện được quan điểm của một lãnh đạo ngành. Các vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp rất nặng nề, đặc biệt là vấn đề nợ đọng văn bản và công tác thi hành án; giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành trong thời gian tới. Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đạt được nhiều kỳ vọng của đại biểu Quốc hội và cử tri. Bộ trưởng trả lời sát câu hỏi, sát những vấn đề của đại biểu nêu. Càng về sau, Bộ trưởng càng trả lời ngắn gọn và sâu sắc hơn, không né tránh thực tế. Bộ trưởng đã nói được những hạn chế tồn tại và đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

* PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng:

Hầu hết các đại biểu Quốc hội chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ  đều ghi nhận những cố gắng của ngành Thanh tra góp phần thúc đẩy thực thi pháp luật, thanh tra những vụ việc tham nhũng, thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và đề nghị xử lý đúng pháp luật. Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội cho thấy trách nhiệm của các đại biểu, của cử tri và toàn dân đối với vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí... vốn rất khó khăn, phức tạp, là vấn đề “nóng” ở Quốc hội.

Trả lời của Tổng Thanh tra trước Quốc hội thể hiện sự thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết, quyết tâm cao của người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ. Nêu rõ những vụ việc cụ thể là cần thiết nhưng không chỉ chạy theo những vụ việc cụ thể, nên chú trọng khái quát những nhóm vấn đề và cần làm sâu sắc nguyên nhân vì sao khó khăn, phức tạp trong chống tham nhũng. Tuy nhiên, cần rút ra bài học gì từ các vụ tham nhũng lớn, trọng điểm đã xét xử. Cần lý giải vì sao đã có nhiều giải pháp mà tham nhũng vẫn không giảm, tham nhũng vặt ngày càng tăng. Đơn thư tố cáo, khiếu nại và khiếu kiện đông người vẫn không giảm, nhất là tính phức tạp của nó. Cần xác định rõ giải pháp mang tính đột phá để làm chuyển biến căn bản trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng sắp tới…

* PGS. TS Hoàng Thị Kim Quế , Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội:

Tổng Thanh tra Chính phủ đã trả lời chất vấn khá mạch lạc, rõ ràng trong lý giải về tình hình tham nhũng. Tổng Thanh tra Chính phủ thẳng thắn thừa nhận tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp, việc phát hiện xử lý chưa đạt yêu cầu như mong muốn; đồng thời khẳng định thực trạng tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi và còn diễn biến khá phức tạp, tinh vi, tiềm ẩn và phải tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, theo tôi, Tổng Thanh tra Chính phủ cần nêu rõ hơn nguyên nhân pháp luật, xã hội về thực trạng này chứ không chỉ dừng lại ở việc khẳng định tình hình, có như thế mới đảm bảo sự thuyết phục người dân. Cần thừa nhận thực tế pháp luật của ta còn quá bất cập, nhiều lỗ hổng và xung đột pháp luật nên tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng và gây khó khăn cho công tác kiểm soát, xử lý tham nhũng.

Về vấn đề công tác đào tạo cán bộ thanh tra, cần bổ sung giải pháp giáo dục quyền con người cho cán bộ, đưa vấn đề này vào nghiệp vụ thanh tra; Nhà nước cũng cần có quy chế để cán bộ thực thi công vụ tốt hơn vì đây là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm.

* PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học:

Phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rành rẽ, rõ ràng, không lẩn tránh. Chẳng hạn khi đại biểu chất vấn về ứng xử với sự kiện gần đây, Phó Thủ tướng đã thể hiện rõ ràng, nhất quán quan điểm của Chính phủ; việc hỗ trợ đóng thuyền vỏ sắt cho ngư dân cũng được Phó Thủ tướng trả lời “ổn”.

Phó Thủ tướng cũng đã trả lời được câu hỏi mà trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục chuyển qua.

Tất cả các gói vấn đề đều có giải đáp. Người chất vấn tỏ ra hài lòng với câu trả lời của người thay mặt Chính phủ. Có thể nói đây là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lựa chọn đúng vấn đề dư luận quan tâm. Hệ thống giải pháp, hình thức tháo gỡ ổn thỏa.

Phó Thủ tướng không sử dụng những kỹ năng của thuyết trình mà thuyết phục Quốc hội bằng sự logic, bằng số liệu và những luận điểm.

* Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản:

Phó Thủ tướng đã cho thấy quyết tâm rất lớn và mạnh mẽ của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, các giải pháp giúp đỡ ngư dân, quản lý lễ hội…

Tuy nhiên, theo tôi, ngay sau đây, Chính phủ cần quy định rõ công việc, trách nhiệm cụ thể cho các bộ chuyên ngành, các cơ quan chức năng. Theo đó, các bộ, ngành cần đưa ra các giải pháp theo quy trình, bao gồm các bước tiến hành, thời gian tiến hành, cơ chế chịu trách nhiệm khi các đơn vị không thực hiện được theo mục tiêu đề ra, hình thức kỷ luật, chế tài xử phạt cụ thể.

* TS Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm – Bộ Công Thương:

 Tôi đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Qua phần trả lời cho thấy Bộ trưởng đã nắm vững tất cả những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tư pháp và của cá nhân Bộ trưởng; tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng hơi dài. Tôi đánh giá cao Bộ trưởng đã thẳng thắn nhìn nhận được những tồn tại, yếu kém của ngành và cũng đã nêu lên biện pháp khắc phục nhưng tôi cho rằng các biện pháp này vẫn còn chung chung.

Tôi đề nghị Bộ trưởng cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn nữa thì mới khắc phục được những tồn tại, ví dụ, việc chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nếu chỉ có hình thức xem xét thi đua thì theo tôi khó mà khắc phục được tình trạng này, cần phải có biện pháp hành chính đủ mạnh như cách chức, thuyên chuyển công tác… tương tự như Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm với ngành Giao thông vận tải thì mới khả thi.

Đối với phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi hoàn toàn đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt về vấn đề Biển Đông. Tôi cho rằng, Đảng và Nhà nước đã có đối sách hợp lý, mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo về chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Chúng ta đã biết cách làm cho thế giới hiểu được chính nghĩa của Việt Nam từ đó ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong việc bảo về chủ quyền.

*Đại biểu Nguyễn Thái  Học (Phú Yên): Các Bộ trưởng có sự chuẩn bị chu đáo phần giải trình, làm rõ vấn đề, trong khi đó, đại biểu Quốc hội đã chủ động nêu nhiều vụ việc gai góc, bức xúc cần có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề thuộc về hạn chế của cả hệ thống chính trị (như vấn đề thể chế) hiện còn nhiều bất cập mà để khắc phục không thể một sớm một chiều.

Trong trả lời chất vấn, mỗi Bộ trưởng đều trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội rất quan tâm như thông tin về nợ công, thu chi ngân sách do Bộ trưởng Tài chính cung cấp sẽ là cơ sở để đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri. Bộ trưởng Tư pháp đã nêu được nhiều vấn đề xoanh quay trách nhiệm của Bộ, đồng thời đã làm rõ thêm những mặt làm được cũng như hạn chế trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực hiện hậu chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ ngành. Việc làm này sẽ giúp cử tri thấy được các cam kết của Thành viên Chính phủ sau mỗi kỳ trả lời chất vấn có hiệu quả và chuyển biến hay không.

PV