• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định giảng viên thỉnh giảng: Nới và quản!

(Chinhphu.vn) - Băn khoăn của Bộ GD&ĐT về chất lượng đào tạo không đảm bảo nếu cho phép nới quy định về tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng/giảng viên cơ hữu và coi đây là một căn cứ để mở ngành mới như kiến nghị của các trường ĐH tự chủ cho thấy yêu cầu phải thay đổi cách quản lý giảng viên ĐH.

01/04/2016 16:27
Một tiết học trong ĐH Kinh tế TPHCM, một trong 13 trường ĐH thực hiện tự chủ. Ảnh: vov.vn
Trong hội nghị đánh giá 1 năm thí điểm tự chủ ĐH theo Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ, tổ chức vào giữa tháng 3/2016, nhiều trường ĐH tự chủ cùng cho rằng việc Bộ GD&ĐT quy định tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng phải thấp hơn giảng viên cơ hữu đang hạn chế cơ hội tiếp cận được các kiến thức thực tiễn của sinh viên. Bởi các giảng viên thỉnh giảng thường là doanh nhân, những người có kinh nghiệm quản lý hoặc nhà khoa học, chuyên gia, nghệ nhân...

Cùng với đó, việc quy định chỉ căn cứ vào giảng viên cơ hữu để được phép mở ngành đào tạo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh cũng khiến không chỉ các trường ĐH tự chủ mà cả các trường ĐH khác bị “bó tay, bó chân”.

Cụ thể, theo quy định của Bộ, các trường phải đáp ứng tiêu chí có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ với bậc ĐH và 5 tiến sĩ với bậc sau ĐH thì các trường ĐH mới được mở ngành. Tuy nhiên, việc tuyển chọn giảng viên cơ hữu đối với các trường ĐH không hề dễ dàng do phải đảm bảo các quyền lợi về lương, bảo hiểm cũng như các quyền lợi về học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ cho giảng viên cơ hữu.

Trong khi đó, xu thế các ĐH trên thế giới không quy định số lượng giảng viên thỉnh giảng và có tính tỷ lệ nhất định đối với giảng viên thỉnh giảng khi mở ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT lo cho chất lượng đào tạo đi xuống

Giải đáp băn khoăn của các trường ĐH tự chủ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay: Các ĐH ở nước ngoài lại không quy định số lượng giáo viên thỉnh giảng vì mỗi trường khi thành lập đều đào tạo theo chỉ tiêu cố định, không thay đổi. Vì vậy họ dễ dàng quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Còn ở Việt Nam, nếu nới quản lý về giảng viên thỉnh giảng thì quy mô đào tạo cũng như số lượng giảng viên thỉnh giảng của các trường sẽ tăng nhanh, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Lý giải về tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên cơ hữu ở các trường ĐH ở Việt Nam (hiện là 20/1) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình về giảng viên/sinh viên của các trường ĐH châu Á, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng nếu tính cả số lượng giảng viên thỉnh giảng thì tỷ lệ này giảm xuống 15/1, tương đương các ĐH trong khu vực. Đồng thời, việc quản lý giảng viên cơ hữu cũng thuận lợi hơn giảng viên thỉnh giảng.

“Ở Việt Nam hiện nay, một giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy ở rất nhiều trường. Nếu chúng ta tính 1 giảng viên thỉnh giảng cho 10 trường thì cả 10 trường này đều tính giảng viên đó vào danh sách giảng viên thỉnh giảng của mình. Chính vì lẽ đó mà Bộ căn cứ vào số lượng giảng viên cơ hữu để quy định quy mô đào tạo, tiêu chí mở ngành chứ không phải giảng viên thỉnh giảng”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm.

Ảnh minh họa.

Uy tín của trường cũng như thương hiệu DN

Đáp lại sự lo lắng về chất lượng đào tạo tại các trường ĐH sẽ bị ảnh hưởng nếu quy định về giảng viên thỉnh giảng thông thoáng hơn, nhiều hiệu trưởng cho rằng uy tín của các trường cũng giống như thương hiệu của DN. Vì vậy, dù Bộ có nới quy định giảng viên thỉnh giảng để các trường ĐH thực sự tự chủ trong tuyển sinh, đào tạo cũng không có nghĩa các trường sẽ tăng ồ ạt quy mô đào tạo.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho hay mặc dù xét theo số giảng viên, nhà trường có thể tuyển khoảng 30.000 sinh viên một năm nhưng ngay năm 2015 và dự kiến năm 2016 ĐHQG Hà Nội cũng chỉ tuyển khoảng 6.000 em. Đây cũng là thực tế chung tại nhiều trường ĐH thực hiện tự chủ.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM khẳng định: Nhà trường quan tâm đến chất lượng, thương hiệu đầu tiên. Hiện tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu trên toàn hệ thống của ĐHQG TPHCM là 20/1. Sắp tới đây tỷ lệ này sẽ còn giảm xuống nữa. Chúng tôi cũng không có ý định tăng quy mô đào tạo.

Từ kinh nghiệm tại vị trí hiệu trưởng một trường ĐH, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng cần phải “cởi trói” thực sự các quy định liên quan đến đào tạo, tuyển sinh, số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng khi mở ngành đào tạo đối với các trường ĐH tự chủ.

“Không nên lo quá cho chất lượng đào tạo, thị trường lao động mà cần tạo khung cơ chế cho phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề không phải là cam kết chất lượng đầu ra của các trường mà chính là chất lượng đầu ra, khả năng làm việc của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thay vì những quy định cứng về giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu đào tạo, tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cần tăng cường hệ thống kiểm định chất lượng đầu ra và giúp các trường kết nối thị trường lao động”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Đổi cách quản lý giảng viên thỉnh giảng

Lắng nghe ý kiến từ các trường ĐH tự chủ, từ đại diện Bộ GD&ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải thay đổi cách quản lý đối với giảng viên thỉnh giảng để các trường thực sự tự chủ trong tuyển sinh, đào tạo.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Trước hết, 10 trường tự chủ, phải công bố toàn bộ danh sách giảng viên thỉnh giảng, giảng viên cơ hữu của trường mình. Trong đó tất cả các giảng viên đều phải công khai mình là giảng viên cơ hữu ở trường nào, thỉnh giảng ở những trường  nào, dạy bao nhiêu thời gian. Số liệu này phải công khai về Bộ GD&ĐT và cập nhật liên tục. Sau này các tổ chức kiểm định sẽ kiểm định theo danh sách công khai này”.

Đồng tình với quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Chúng ta nên nhìn ra khu vực xung quanh, người ta làm như thế nào thì mình làm như thế. Quy định quản lý làm sao để vẫn nắm được giảng viên làm việc ở vị trí chính cũng như khi đi thỉnh giảng. Việc công khai thông tin đầy đủ của các giảng viên (từ chuyên môn, chuyên ngành, giờ dạy, hợp đồng thỉnh giảng ở đâu…). Các chuyên gia CNTT không khó để làm việc này.

Còn theo bà Phương Hoa, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng của Hiệp Hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, việc các trường ĐH phải công khai thông tin đội ngũ giảng viên sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức kiểm định căn cứ vào đó để đánh giá được phần nào quá trình đào tạo và kết quả đầu ra dựa vào thông tin đó.

Tuy nhiên, bà Hoa cũng băn khoăn: Quyết định yêu cầu các trường công khai thông tin đội ngũ giảng viên không khó. Nhưng cái khó là cần có một chế tài với những trường nào không công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, hoặc thông tin không chính xác. Lúc đó, Bộ GD&ĐT mới có thể yên tâm “cởi trói” các quy định tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng cũng như tiêu chí về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường ĐH theo đúng tinh thần tự chủ.

Nguyệt Hà