• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

CPI 4 tháng tăng thấp nhất trong 10 năm

(Chinhphu.vn) - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của cả nước chỉ tăng 0,08% so với tháng trước. Còn so với tháng 12/2013, CPI mới chỉ tăng 0,88%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

24/04/2014 15:10
Ảnh minh họa
Với mức tăng của CPI tháng 4 như trên, lạm phát tính theo năm đã tăng nhẹ lên 4,45% từ mức 4,39% trong tháng 3.

Chỉ có 2/11 nhóm hàng giảm giá là nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,56% do tác động của việc giảm giá gas và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14%.

9 nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng giá, song mức tăng đều khá thấp. Trong đó, tăng cao nhất là nhóm giao thông (tăng 0,33%), tiếp theo nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 0,26%) do yếu tố mùa vụ.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng tính CPI-chỉ tăng 0,15%, chủ yếu do thực phẩm tăng (0,27%) và ăn uống ngoài gia đình tăng (0,18%), trong khi lương thực giảm (0,26%).

Cụ thể, về thực phẩm, giá rau tươi tăng 4,14% do sau kỳ thu hoạch của tháng trước.  Giá sữa tăng 0,75% vì vẫn còn ảnh hưởng từ các đợt tăng giá của các hãng sữa. Trong khi đó, có những mặt hàng giảm như thịt gia cầm tươi sống (1,21%); giá trứng các loại (1,26%) ... Các nhóm hàng còn lại, mức tăng chỉ từ 0,01% - 0,24%.

Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, trong tháng 4, chỉ số giá vàng giảm 1,04% so với tháng trước, nhưng tính từ đầu năm đến nay, giá vàng vẫn tăng 2,25%. Chỉ số giá USD cũng giảm 0,06% trong tháng 4 và giảm 0,13% so với cuối năm 2013.

Ông Nguyễn Đức Thắng (Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá-Tổng cục Thống kê) cho biết CPI tháng này tăng nhẹ là do giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định. Nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, giá các mặt hàng này ổn định hoặc giảm nhẹ. Bên cạnh đó, do bắt đầu vào mùa nắng nóng, giá dịch vụ đồ uống ngoài gia đình như bia hơi, nước ngọt tăng nhẹ… Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 19/3 và điều chỉnh giảm vào ngày 31/3 và ngày 11/4 tính chung cả 3 đợt giá xăng tăng 180đ/lít… Giá gas tiếp tục giảm theo giá gas thế giới, mỗi bình gas 12kg giảm từ 16.000đ-20.000đ/bình tùy loại từ ngày 1/4/2014….

Về vấn đề sức cầu, trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng HSBC cũng đã từng nhận định, người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Ngoài chi tiêu vào thực phẩm, đa số người Việt Nam đã cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ dùng gia đình. Tiêu dùng chậm phục hồi cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất.

Huy Thắng