• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đảm bảo cấp đủ điện cho miền Nam

(Chinhphu.vn) – Năm 2014, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia phấn đấu hoàn thành và đưa vào vận hành 65 dự án lưới điện lớn, bảo đảm vận hành an toàn lưới điện, cấp đủ điện cho miền Nam.

07/01/2014 15:10
Ảnh VGP/Linh Đan

Theo Tổng giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2014, Tổng Công ty đặt mục tiêu đưa sản lượng điện truyền tải dự kiến 122-122,5 tỷ KWh, tăng 9-9,5% so với năm 2013; tổn thất điện năng thấp hơn 2013 và phấn đấu đạt mức 2,2% theo kế hoạch 5 năm đã được Tập đoàn phê duyệt; hoàn thành và đưa vào vận hành 65 dự án. Trong số này, đáng chú ý có dự án lưới điện 220-500 kV nhằm đảm bảo cấp điện cho miền Nam, đường dây 500kV Pleyku-Mỹ Phước-Cầu Bông, Phú Lâm-Ô Môn; Trạm 500 kV Cầu Bông và lưới điện đồng bộ, các đường dây  220-110 kV sau trạm Song Mây…

Ngoài ra, Tổng Công ty tập trung ưu tiên thực hiện 58 dự án để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải để đảm bảo cấp điện cho Miền Nam, các dự án đảm bảo cấp điện cho Hà Nội…

Tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 diễn ra hôm nay (7/1), Tổng Công ty cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục ưu tiên nguồn vốn vay ODA để phát triển lưới điện truyền tải.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đến nay, nhiều trạm, đường dây 220-500 kV đã có thời gian vận hành trên 20 năm (hết đời sống dự án). Nhiều công trình, đặc biệt các đường dây hiện không phù hợp với các quy định mới, tiềm ẩn nguy cơ, sự cố và vi phạm hành lang an toàn lưới địên rất lớn.

Do vậy, Tổng Công ty đề nghị hằng năm dành 2000-3000 tỷ đồng được hạch toán vào giá thành hoặc xem xét có hướng dẫn phù hợp để Tổng Công ty có cơ sở thực hiện, đáp ứng mức độ hiện đại và phù hợp các quy định hiện nay.

Ngoài ra công tác đền bù giải phòng mặt bằng hiện là vấn đề khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện dự án lưới điện truyền tải, do vậy, Tổng Công ty cũng đề nghị cần có chính sách ưu đãi cao hơn cho các tổ chức và người dân bị thu hồi đất và bị hạn chế sử dụng  đất khi dành đất cho các dự án truyền tải điện.

Linh Đan