• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đằng sau con số thương vong của TNGT

(Chinhphu.vn) - TNGT gần đây vẫn tăng cao, nhất là những vụ nghiêm trọng làm chết nhiều người. Nguyên nhân được chỉ ra nhiều nhưng khắc phục từ khâu nào vẫn còn là vấn đề nan giải...

15/07/2013 07:16

Chờ thêm khách lên xe. Ảnh: VGP/Quỳnh Hoa

 

 

Bất chấp những nỗ lực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong giảm thiểu tai nạn giao thông, 6 tháng đầu năm 2013, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn tăng cao, đặc biệt số vụ tai nạn nghiêm trọng và số người chết đã tăng 5,23% so với cùng kỳ.

Về nguyên nhân dẫn đến TNGT, trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” mới đây Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thẳng thắn cho rằng có nguyên nhân từ khâu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GTVT. Đó là việc cấp phép cho các doanh nghiệp, các chủ phương tiện kinh doanh vận tải; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; công tác đăng kiểm đảm, bảo kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông... Đặc biệt là công tác tuần tra, kiểm soát chưa hiệu quả; công tác xử lý của các cơ quan Nhà nước, người thực thi công vụ chưa nghiêm.

Làm rõ thêm về những bất cập này, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã đi thực tế để tìm hiểu cụ thể hơn...

Một ngày  trên Quốc lộ 18  

Đúng 14 giờ, chiếc xe mang biển số 14P-0031 xuất bến từ bến xe Mỹ Đình đi Cẩm Phả (Quảng Ninh). Chỉ vài phút trước đó, người lái xe (tên Tú) của chiếc xe này cùng hai phụ lái vẫn tất bật ra vào “bắt” khách. Ngay khi bước từ trên taxi xuống, chúng tôi đã được phụ xe của xe này đón ngay từ cổng với thái độ nhiệt tình. Thấy tôi rẽ vào quầy bán vé, cậu ta nói ngay khỏi cần phải mua vé bà chịvà khoát tay một vòng, cậu ta bảo chị cứ lên thẳng xe, ở đó có ghế tốt.

Xe lăn bánh xuất bến. Lúc này chỉ có 15 khách trên xe/47 ghế ngồi. Xa nhất là đi Cẩm Phả, có vài khách đi cung đường trung bình (đến Bãi Cháy), số còn lại đi ngắn hơn (Phả Lại, Hải Dương…). "Chi phí cho một chuyến xe từ Cẩm Phả đến Hà Nội chạy mỗi ngày bao nhiêu?", tôi hỏi. "5 triệu tiền xăng dầu chưa kể tiền phí, vé và lặt vặt khác khoảng 1 triệu", cậu lái xe cho biết.

Từ bến xe Mỹ Đình đến gần trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Hùng chỉ khoảng 3 km nhưng chiếc xe này đi mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Với tốc độ rùa bò 10km/h, lúc dừng lúc chạy, cậu lái xe dường như rất sốt ruột trong việc cố vớt vát thêm khách cho chuyến chiều về.

15h30: Chiếc xe cũng ra khỏi được địa bàn Hà Nội để nhập vào tuyến đường đi Bắc Ninh, lúc này trên xe đã thêm được 4 người.

"Đang trong mùa cao điểm vận chuyển hành khách phục vụ  mùa thi, nhưng  chỉ với hơn chục người  trên xe quả là một bài toán kinh tế đối với nhà xe, em nhỉ?" tôi gợi chuyện… Như khơi đúng mạch, người lái xe với khẩu khí của người vùng biển ăn sóng nói gió dãi bầy: "Nếu chị để ý thì chị thấy đó, cùng một giờ, bến xe cho xuất bến 3 xe về cùng một tuyến đường, bảo sao lái xe không phóng nhanh, vượt ẩu để cạnh tranh khách. Chị thấy chiếc xe Kumho kia không, nó xuất bến trước  xe mình 30 phút mà bây giờ cũng vẫn đang ngay trước mũi xe mình".

Vừa nói chuyện, lái xe vẫn vừa lái xe vừa điện thoại liên tục cho ai đó để điều tiết tốc độ. Bọn em lái xe như đi đánh trận chị ạ, phải gọi điện để biết những xe nào đang đi trước mình, xe nào đi sau mình khoảng cách bao nhiêu để còn biết. Bình quân các xe cách nhau khoảng 10 phút, phải kéo giãn thời gian ra thì mình mới hy vọng có được khách”.

Đúng là ngay khi chúng tôi mới xuất bến vẫn thấy chiến xe Kumho biển số 29LD-00851 đang “chạy” đối diện bến xe Mỹ Đình. Như vậy cùng với 3 chiến xe vừa xuất bến, ít nhất có 4 chuyến về Quảng Ninh cùng thời điểm.

Theo quy định của Nghị định 91/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện vận tải bằng ô tô thì xe khách không được dừng, bắt khách giữa đường, mà chỉ được trả và đón khách tại các bến.

Tuy nhiên theo anh Tú, tâm lý người dân thường đón xe tại cửa nhà mình, ít khi đến bến, hơn nữa cả một cung đường dài mấy trăm km từ Cẩm Phả đi Hà Nội cũng chỉ có 4 điểm đỗ xe đặt tại các trung tâm, thành phố (gồm Cẩm Phả, Hòn Gai, Hải Dương). Vậy nếu một người dân ở khu vực giữa các điểm đón trên, muốn đi Hà Nội phải chạy về tận bến xe cách đó 40-50 km mới có  xe. Như vậy có thể thấy việc quy hoạch chưa ổn. Nếu lái xe thực hiện đúng luật thì người dân cũng rất "khổ sở" khi phải tìm phương tiện để đến đúng bến xe.

Áp lực doanh thu, áp lực thời gian là những thách thức cho hầu hết  những lái xe, mặc dù biết luật quy định nhưng theo nhiều lái xe, nếu tuân thủ thì chỉ còn nước giải nghệ. Anh Tú cho biết không bắt khách dọc đường  thì không đủ chi phí, do vậy nửa quãng đường đầu của hành trình là cuộc chạy đua giữa các xe lúc nhanh lúc chậm để giật khách, nhưng sau đó là khoảng thời gian phải "tăng tốc" chạy để bù lại giờ.

Kỳ 2: Các cơ sở đào tạo lái xe có vô can?...

Linh Đan