• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đơn giản hóa TTHC: “Đừng rà soát số liệu lạnh lùng”

(Chinhphu.vn) – Sau khi hoàn thành “siêu Nghị định” quy định toàn bộ các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong ngành nông nghiệp (Nghị định 66/2016/NĐ-CP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) liên tục rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) để đơn giản hóa. Tuy nhiên để áp dụng công khai và hiệu quả các thủ tục này vẫn còn nhiều khó khăn

12/12/2017 15:28

Còn nhiều khó khăn

Theo ông Ngô Thế Hiên, Giám đốc Trung tâm tin học và thống kê (Bộ NN&PTNT), hiện nay, Bộ NN&PTNT đang đứng thứ 3 trong số các Bộ ngành có số lượng lớn các TTHC trên cổng điện tử quốc gia. Thông qua dịch vụ công một cửa, Bộ đã công bố 10 TTHC ở cấp độ 4 (người dân và doanh nghiệp hoàn toàn làm hồ sơ và thanh toán qua mạng).

Với giao diện hiện nay, Bộ có 13 loại tài liệu đính kèm trên mạng để người dân và doanh nghiệp dù không được tập huấn thì cũng có thể thao tác trên mạng được.

Ông Ngô Thế Hiên, Giám đốc Trung tâm tin học và thống kê (Bộ NN&PTNT) - Đơn vị đầu mối về tin học hóa các TTHC của Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

“Tuy nhiên hiện nay tồn tại việc đăng ký tài khoản vẫn có các tài khoản ảo mà hệ thống chưa kiểm soát hết được. Đây là dữ liệu “rác” chiếm dung lượng rất lớn và mất thời gian phải dọn sau này. Cùng với đó, hệ thống điện từ đầu năm đến nay bị mất 5 lần, có những lần bị hỏng cả phần mềm...”. Cùng với đó, việc công bố các thủ tục bị chậm do chưa có tài khoản để tự tải các thủ tục lên mạng.

Trong một cuộc họp mới đây về CCHC tại Bộ NN&PTNT, đại diện Cục Chăn nuôi cũng nêu vấn đề: “Tại hệ thống Một cửa quốc gia hiện nay số hồ sơ của Cục Chăn nuôi rất lớn, dung lượng để tải các nội dung hoàn thiện hồ sơ cũng lớn nên với tốc độ và dung lượng hiện tại thường xuyên bị chậm. Trong khi đó, quyền quản trị phần mềm chưa được bàn giao, nên xuất hiện lỗi phần mềm lại phải báo bên cung cấp để cử người sửa, rất mất thời gian…”

Không gặp khó khăn về kỹ thuật tin học, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế lại nêu lên khó khăn trong xử lý hiệu quả nội dung các TTHC đã được rà soát và đơn giản hóa. “Vừa qua 3 bộ Luật liên quan đến ngành Nông nghiệp vừa được phê duyệt (Luật Thủy Lợi, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp).

Trong năm 2018, nhiệm vụ khá nặng nề khi cùng lúc phải xây dựng các Nghị định, Thông tư cho các Luật này. Cùng với đó chúng ta tiếp tục trình Nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh, có đến 345 điều kiện đầu tư dự kiến rà soát bãi bỏ, thay đổi 118 thủ tuc… Chúng ta đã xác định được các đầu việc cần phải làm nhưng làm như thế nào và bao giờ phải xong rất quan trọng”.

Cắt giảm TTHC phải tính toán được chi phí tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp - Ảnh:VGP/Đỗ Hương

Cần lượng hóa các TTHC

Đứng trước nhiều khó khăn trong công tác CCHC, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã phác họa lại tổng thể công việc về CCHC hiện nay tại Bộ: “Công việc chúng ta đã chỉ rõ ra rồi, có thể nói đều đã “có đủ mâm bát”, chỉ cần tổ chức thực hiện khoa học thì sẽ có hiệu quả”.

Những vấn đề khó khăn về mặt kỹ thuật cũng được Thứ trưởng Tuấn nêu cụ thể nguồn tài chính đã được Bộ Tài Chính phê duyệt khoản kinh phí 20 tỷ đồng nên có thể đáp ứng được các hạ tầng kỹ thuật.

Chỉ rõ từng đầu công việc về CCHC trong Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Tuấn yêu cầu: “Việc loại bỏ và giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh cần hoàn thành trong quý II/2018. Tất cả các TTHC đã công bố thì dứt khoát trong năm 2017 phải công bố công khai trên website Bộ và đơn vị đầu mối CCHC tại Văn phòng Chính phủ. Thủ tục nào không thực hiện nữa cũng công bố công khai. Việc này để người dân và DN nhìn nhận rõ Bộ đã bỏ các quy trình làm việc chứ không phải chỉ là các TTHC”.

Theo Thứ trưởng Tuấn, vấn đề cốt lõi cuối cùng là CCHC tiết kiệm được bao nhiêu cho người dân và doanh nghiệp. “Chúng ta đã rà soát từ hơn 1.000 TTHC xuống còn hơn 500 TTHC nhưng việc công khai và thực hiện được các TTHC trên mạng vẫn là một nhiệm vụ nặng nề. Cần lượng hóa các TTHC, đặc biệt là các thủ tục được đơn giản hóa chiếm lượng hồ sơ xử lý như thế nào? Có những thủ tục cả năm không xuất hiện giao dịch thì nên bỏ đi, chuyển sang đánh giá sau”.

“Không thể cứ rà soát số liệu một cách lạnh lùng mà vấn đề đặt ra là chúng ta chuyển phương thức từ quản lý sang phục vụ như thế nào? Việc kiểm tra, kiểm soát phải chuyển dần sang đánh giá rủi ro”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Đỗ Hương