• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đường cao tốc và “sự xấu hổ” đáng hoan nghênh

(Chinhphu.vn) – Cách xử lý trong vụ đường cao tốc TPHCM - Long Thành -Dầu Giây cho thấy “sự xấu hổ” trước những con đường xấu và quyết tâm xử lý tiêu cực của ngành Giao thông vận tải không chỉ là lời nói.

30/12/2013 15:19

Chỉ 1 ngày sau khi thông tin đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây bị “rút ruột” xuất hiện trên mặt báo, Bộ GTVT đã có thông tin chính thức phản hồi với báo chí về vấn đề này.

Cụ thể, Bộ thừa nhận kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy có hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng thi công tại một số vị trí. Bộ yêu cầu rà soát, kiểm tra toàn bộ và khắc phục ngay các khiếm khuyết, đồng thời đánh giá, xác định nguyên nhân và xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan.

Và cũng chỉ 1 ngày sau khi Bộ yêu cầu, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam đã tiến hành họp và ra quyết định kỷ luật các đơn vị, cá nhân, bao gồm cả chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu.

Đây không chỉ đơn thuần là một biện pháp xử lý “khủng hoảng truyền thông”, nói theo cách của ngành quan hệ công chúng. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT mạnh tay xử lý các cá nhân liên quan tới các công trình giao thông có vấn đề, mà báo chí hay gọi là “trảm tướng”, “trảm nhà thầu”. Có thể kể đến việc thay tổng chỉ huy công trình xây dựng nhà ga mới sân bay quốc tế Đà Nẵng, thay 4 nhà thầu phụ dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, xử lý giám đốc điều hành đường cao tốc TPHCM - Trung Lương…

Lý do chung của các trường hợp này là chậm tiến độ. Cũng có những ý kiến hoài nghi  về hiệu quả của các biện pháp này nhưng thực sự là tiến độ nhiều công trình giao thông đã được cải thiện rõ rệt, được dư luận ghi nhận. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã có những đề xuất thưởng các công trình vượt tiến độ và thưởng-phạt phân minh có lẽ là một giải pháp hiệu quả  để khắc phục “căn bệnh” lâu năm về tiến độ.

Nhưng vấn đề của các công trình giao thông không chỉ nằm ở tiến độ.

Đầu năm 2013, tại Hội nghị Tổng kết năm 2012 của Tổng cục Đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tuyên bố sẵn sàng đưa ra khỏi ngành Giao thông những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, bởi “chất lượng là danh dự của ngành giao thông, chúng ta phải biết xấu hổ khi thấy con đường xấu”. Năm 2013 cũng được Bộ xác định là “Năm An toàn giao thông và kỷ cương, chất lượng, tiến độ công trình giao thông”.

Cách xử lý trong vụ đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây cho thấy quyết tâm và “ sự xấu hổ” của ngành Giao thông không phải chỉ là lời nói, mà Bộ thực sự muốn lắng nghe ý kiến của dư luận. Bộ cũng không chỉ lắng nghe ý kiến dư luận một cách thụ động mà còn chủ động phát hiện những trường hợp làm ăn cẩu thả, không đảm bảo chất lượng.

Cuối tháng 11 vừa qua, sau nhiều tháng nghiên cứu, kiểm tra, lần đầu tiên, Bộ GTVT “vạch mặt” những đơn vị thi công, làm ăn gian dối. Qua việc khoan lấy mẫu và kiểm nghiệm mặt đường trên Quốc lộ 1A mở rộng đoạn từ Hà Nam đến Thanh Hoá, Bộ GTVT đã phát hiện nhiều dấu hiệu đáng báo động và đã nhanh chóng có những biện pháp mạnh như yêu cầu các nhà thầu khắc phục sự cố, kéo dài thời gian bảo hành; thu hồi số tiền của đơn vị tư vấn tại các điểm kém chất lượng…

Chất lượng công trình giao thông là một vấn đề gây nhiều bức xúc từ lâu. Nếu tiến độ khiến dư luận bức xúc một thì chất lượng khiến dư luận bức xúc gấp nhiều lần, bởi chất lượng kém có thể là hệ quả của tiêu cực, tham nhũng. Đương nhiên, trong phạm vi chức năng, quyền hạn thì chỉ riêng Bộ GTVT không thể xử lý mọi vấn đề (có thể có) liên quan đến tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Thanh Niên, tờ báo đăng tải thông tin đầu tiên về vụ việc, cho biết, ngày 27/12, đại diện Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh II (Bộ Công an) đã đến tòa soạn báo này để thu thập thông tin, tài liệu liên quan nhằm phục vụ công tác điều tra.

Một khía cạnh khác của vụ việc là, từ trước đến nay, chúng ta hay có suy nghĩ rằng các nhà thầu và tư vấn giám sát của Việt Nam thường có xu hướng làm ăn “không nghiêm chỉnh” so với các nhà thầu, tư vấn giám sát nước ngoài. Nhưng trong vụ việc đang đề cập, đơn vị trúng thầu là POSCO E&C (Hàn Quốc), còn một bên trong liên danh tư vấn giám sát là Nippon Koei, đến từ Nhật Bản.

Điều đó nhắc nhở các chủ đầu tư phải cảnh giác cả với những đối tác nước ngoài. Có thể họ chuyên nghiệp hơn, có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực hơn nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ nghiêm chỉnh hơn các đối tác trong nước. Và pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ rằng không có sự phân biệt đối xử giữa các đối tác trong và ngoài nước, không chỉ trong việc tiếp cận các dự án mà còn trong việc đối diện với pháp luật nếu có hành vi vi phạm.

Đất nước đang cần đột phá về hạ tầng giao thông. Nhân dân cũng đang đòi hỏi cơ quan quản lý mạnh tay hơn với mọi biểu hiện tiêu cực, lãng phí, nhất là trong đầu tư công. Dù nhìn ở khía cạnh nào, thì từ một thông tin trên mặt báo, sự vào cuộc quyết liệt và nhanh chóng của Bộ GTVT như vừa qua cũng là điều rất đáng ghi nhận.

Kim Tuấn