• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải quan góp ý chỉnh sửa dự thảo Luật Biên phòng

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam cần nghiên cứu chỉnh sửa do còn nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng lấn với nhiệm vụ kiểm soát phương tiện, xử lý vi phạm do cơ quan hải quan chủ trì thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.

04/11/2020 10:50

Đây là nội dung góp ý của Tổng cục Hải quan trong văn bản gửi lãnh đạo Quốc hội, góp ý về dự thảo Luật Biên phòng.

Qua rà soát, Tổng cục Hải quan khẳng định, dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng đang trùng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan. Trước đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản góp ý và đề nghị Ban soạn thảo chỉnh nửa một số nội dung.

Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam quy định nhiệm vụ của biên phòng “bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu”

Hải quan cho rằng, việc quy định như dự thảo có phạm vi quá  rộng, chưa rõ ràng. Tại khu vực cửa khẩu có nhiều lực lượng, trong khi việc quy định như trên được hiểu Biên phòng là lực lượng giám sát, bảo đảm thi hành pháp luật ở tất cả các lĩnh vực của các lực lượng khác tại khu vực biên giới, cửa khẩu, trong khi chức năng này chỉ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện; không phải chức năng của Bộ đội Biên phòng.

Hải quan và Biên phòng đang phối hợp hiệu quả đấu tranh với các vi phạm khu vực cửa biên giới, cửa khẩu.

Tổng cục Hải quan đề nghị Ban soạn thảo Luật rà soát, nghiên cứu chỉ rõ giới hạn, phạm vi, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng của Bộ đội Biên phòng là đảm bảo thi hành pháp luật biên phòng.

Tổng cục Hải quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung trên như sau: “đảm bảo việc thi hành Luật này ở khu vực biên giới, cửa khẩu”.

Thứ hai, tại Điểm d Khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam quy định nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng “Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trên cùng một địa bàn thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng; cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước thì xử lý theo quy định của pháp luật”. Phía hải quan cho rằng, quy định này không phù hợp, trùng lặp, mâu thuẫn với quy định của Luật Hải quan. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Hải quan “Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hải quan quy định “Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.”

Tại Khoản 2 Điều 10 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 10/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP) quy định “Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước khác”.

“Khi cơ quan hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của Luật Hải quan…”

Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quy định “Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

Mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia với lực lượng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Trường hợp phát hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được phân công.”

Như vậy, Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã giao hải quan trong địa bàn hoạt động hải quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc dự thảo Luật Biên phòng quy định như trên là không phù hợp, chồng chéo với Luật Hải quan.

Tổng cục Hải quan đề nghị sửa đổi Điểm d Khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật như sau: “d. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trên cùng một địa bàn thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì cơ quan theo quy định của pháp luật được giao chủ trì sẽ chịu trách nhiệm chính kiểm tra, xử lý.

Cơ quan, tổ chức, lực lượng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính, chủ trì hoặc không có thẩm quyền xử lý thông báo ngay và phối hợp với cơ quan chịu trách nhiệm chính, có thẩm quyền xử lý để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết phải chuyển giao hồ sơ, người, phương tiện, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.”

Ngoài ra, ngành hải quan cũng góp ý Điều 13, 14 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Biên phòng cần chặt chẽ hơn, tránh chồng chéo.

Tổng cục Hải quan cho rằng, dự thảo Luật cần chỉnh sửa để phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về tạo thuận lợi thương mại và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết đã nhấn mạnh giải pháp “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp”.

Hơn nữa, Công ước Quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan 1999 (Việt Nam là thành viên của Công ước) quy định “Mọi hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải, nhập vào hay rời khỏi lãnh thổ Hải quan, bất kể là có phải chịu thuế hải quan và thuế khác hay không, đều là đối tượng kiểm tra Hải quan”. Thực tiễn tất cả các nước trên thế giới thì cơ quan hải quan là cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nếu không có quy định, phân công rõ rằng, có thể dẫn đến tất cả các lực lượng tại cửa khẩu (hải quan, biên phòng, công an, kiểm dịch, Ban quản lý cửa  khẩu…) cùng thực hiện chức năng, kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện và người xuất nhập cảnh.

“Việc quy định như vậy dẫn đến mạnh ai nấy làm, thực hiện pháp luật không thống nhất, hỗn loạn... ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người dân xuất nhập cảnh. Đến khi phát sinh, buôn lậu, gian lận… thì lại khó xác định cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Nhà nước”, Tổng cục Hải quan lý giải.

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã chủ trì, phối hợp lực lượng biên phòng phát hiện nhiều vụ việc, bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm như: vụ bắt giữ 98 kg ma túy đá giấu trong 5 pho tượng gỗ do máy soi hành lý của cơ quan hải quan phát hiện tại Hà Tĩnh; vụ bắt giữ 500 kg ketamin và 276 kg ma túy đá trong địa bàn hoạt động hải quan tại TPHCM...

 

Anh Minh