• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ người HĐKC nhiễm chất độc hóa học

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản hướng dẫn Sở LĐTBXH các địa phương xử lý vướng mắc khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị nhiễm độc hóa học.

23/05/2011 18:05


Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học - Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn này, trong khi Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về việc giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/điôxin, các địa phương trước mắt giải quyết đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư và trường hợp có bệnh án trước ngày 7/4/2009 (ngày ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH).

Ngoài ra, các địa phương chỉ tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu tới Hội đồng giám định Y khoa giám định những bệnh, tật nằm trong danh mục của Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT, không giới thiệu những bệnh, tật nằm ngoài danh mục.

Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu các Sở LĐTBXH chỉ giải quyết chế độ đối với những trường hợp biên bản giám định có ý kiến thẩm định của Viện gián định Y khoa Trung ương.

Theo số liệu thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở nước ta có 4,8 triệu người bị nhiễm độc hoá học (bao gồm cả những người tham gia kháng chiến và người dân sinh sống trên địa bàn bị rải chất độc hoá học...).

10 năm qua, nhà nước đã thực hiện chính sách cho khoảng 162.000 nghìn người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm độc hoá học hưởng chế độ ưu đãi.

Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxi theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT gồm: Ung thư phần mềm; U lympho không Hodgkin; U lympho Hodgkin; ung thư phế quản - phổi; ung thư khí quản; ung thư thanh quản; các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin); rối loạn tâm thần…

Tuệ Văn