• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lãnh đạo bộ, ngành góp ý văn kiện Đại hội

(Chinhphu.vn) - Cùng với các địa phương, chiều nay lãnh đạo một số bộ, ngành cũng đã phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện văn kiện Đại hội XII của Đảng.

22/01/2016 20:01
Các đại biểu nghe tham luận tại hội trường. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Xây dựng nền y tế công bằng

Nội dung tự chủ nguồn lực, đảm bảo công bằng trong lĩnh vực y tế tiếp tục được đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ hơn trong tham luận có chủ đề "Vận dụng ba đột phá chiến lược để xây dựng nền y tế Việt Nam hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển". 

Tham luận nhìn nhận qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó tập trung thực hiện 3 đột phá trong lĩnh vực y tế gồm: Đổi mới toàn diện cơ chế tài chính theo hướng giá dịch vụ phải tính đúng, tính đủ gắn liền với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để nâng cao năng lực hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; thực hiện đột phá về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực y tế. 

Năm 2012, sau 17 năm, Bộ Y tế đã ban hành được Thông tư liên tịch điều chỉnh giá 447 dịch vụ, bước đầu điều chỉnh 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp vào cấu thành giá. Chính sách này đã giúp các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, có điều kiện nâng cấp khu khám bệnh khang trang sạch sẽ gắn với cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, giảm bớt thời gian chờ  đợi, phiền hà.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc tính đúng, tính đủ chi phí giá dịch vụ y tế, chuyển ngân sách nhà nước từ cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ cho nhân dân tham gia bảo hiểm y tế là bước đột phá trong cơ chế tài chính của ngành, đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật, là điều kiện then chốt để nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực y tế.

Bộ trưởng cho biết, từ năm 2008 đến nay, ngành y tế  đã được bố trí gần 55 ngàn tỉ để đầu tư 766 bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện và hàng trăm phòng khám đa khoa khu vực, bộ mặt cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh, huyện, cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa đã  được thay đổi rõ rệt. Thực hiện đột phá về khoa học công nghệ, Việt Nam là một trong 39 nước làm chủ  được công nghệ sản xuất vắc xin, tự nghiên cứu sản xuất và cung ứng đủ 11/12 loại vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

Tham luận về chủ đề “Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng trong lĩnh vực văn hoá, cần xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn và phát triển, để đảm bảo duy trì, bảo vệ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời xác lập, bổ sung những giá trị mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển của xã hội đương đại.

Bên cạnh đó cũng phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, địa phương và nhân loại, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công. 

Cũng theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, cần đảm bảo sự phát triển hài hòa, đúng mức giữa văn hóa tinh hoa và văn hóa đại chúng, vừa góp phần phổ cập văn hoá phổ thông cho quảng đại quần chúng, nâng cao mặt bằng dân trí, tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, vừa tạo những bước ngoặt về tư duy, học thuật, tư tưởng, những thành tựu đỉnh cao trong văn hóa nghệ thuật.

Tái cơ cấu ngân sách nhà nước

Trong tham luận về chủ đề "Tái cơ cấu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước", đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, để đảm bảo cơ cấu ngân sách hướng tới phát triển, cần bổ sung các chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu ngân sách.

Theo đó, để đảm bảo ngân sách bền vững, phấn đấu cơ cấu thu ngân sách 80% là thu từ nội địa; các khoản thu từ dầu thô, thuế nhập khẩu, bán quyền sử dụng đất giảm hơn 5% trong tổng thu ngân sách.

Nếu đạt được cơ cấu này mới đảm bảo được ổn định và phát triển về ngân sách trong tình hình giá dầu thô biến động hiện nay và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, bởi hiện nay Việt Nam thực hiện cắt giảm 11.600 dòng thuế, đến hết năm 2015 đã cắt được 8.300 dòng thuế. 

Bên cạnh đó, cần tiết kiệm trong thu chi thường xuyên để dành ngân sách cho đầu tư phát triển.

“Thay vì dành cho đầu tư và trả nợ chỉ khoảng 12% hiện nay, hướng phấn đấu phục hồi lại ở mức độ 20%-25% vào năm 2020”, đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.

Về cơ cấu chi, tốc độ chi cho đầu tư phát triển phải tăng nhanh hơn chi thường xuyên và đảm bảo cơ cấu chi vào khoảng 24%-25% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Đồng thời cơ cấu lại chi thường xuyên dưới 60%; đảm bảo bội chi cả giai đoạn 2016-2020 bình quân dưới 4% để đảm bảo được nợ công dưới 65%, đảm bảo tính bền vững của ngân sách. 

Đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng đề xuất tiếp tục cải cách toàn diện, triệt để, mạnh mẽ thủ tục hành chính, tất cả thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp để tạo môi trường cạnh tranh về kinh doanh phát triển để tạo nguồn thu bền vững. 

Theo đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn, cần đưa ra yêu cầu mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xã hội hóa, giao quyền tự chủ đầy đủ, nhất là tự chủ về tài chính cho khối đơn vị sự nghiệp công, sao cho đối với ngành y tế trước năm 2018 và ngành giáo dục trước năm 2019 phải tự chủ được tối thiểu 80%, tiếp tục dồn nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, đối tượng nghèo, cận nghèo nhưng với vùng đô thị có điều kiện phải tập trung xã hội hóa ngay. 

Cùng với đó, cần phát triển thị trường tài chính, tăng chuyển động vốn để doanh nghiệp huy động trực tiếp từ nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, bớt lệ thuộc vào tình hình tín dụng.

“Phấn đấu hoàn thành cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giải pháp phát triển doanh nghiệp dân doanh, nghiên cứu xây dựng luật khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh, xây dựng chính sách thuế và cơ cấu tính thuế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề nghị.

Xuân Tuyến