• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2017: Số cán bộ thi hành án dân sự bị kỷ luật giảm

(Chinhphu.vn) - Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp và các cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiếp tục tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ để hạn chế công chức vi phạm pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm.

23/01/2018 20:07
Bộ Tư pháp họp báo thường kỳ quý IV/2017. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Chiều 23/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ quý IV/2017 thông tin về những vấn đề lớn của ngành và trả lời các câu hỏi được phóng viên quan tâm.

Theo ông Đỗ Đức Hiển, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, trong năm 2018, Bộ Tư pháp xác định một số nhiệm vụ trọng tâm là: Tham mưu cho Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019, trong đó trọng tâm là các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng tại Hội nghị lần thứ 5, thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ cũng đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, gắn với triển khai hiệu quả chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành...

Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, nhất là liên quan đến thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, án tham nhũng; hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự năm 2018, giảm ít nhất 3% số việc và tiền có điều kiện thi hành chuyển sang kỳ sau so với năm 2017; tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án dân sự, bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng...

Cho đến thời điểm này, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các sở tư pháp và các tổ chức pháp chế đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị năm 2018 và đang tích cực tổ chức thực hiện với quyết tâm cao theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về các giải pháp để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, chấp hành viên thi hành án dân sự, ông Mai Lương Khôi, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết: Số lượng cán bộ, chấp hành viên bị kỷ luật trong năm qua là 29 người, giảm 7 người so với năm 2016. Tuy số cán bộ bị kỷ luật giảm, nhưng trong thời gian tới, Bộ Tư pháp và các cơ quan thi hành án dân sự cần tiếp tục tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ để hạn chế công chức vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm vi phạm.

Về những sai phạm của cán bộ và cơ quan thi hành án dân sự TPHCM trong việc bán đấu giá tài sản để thi hành bản án dân sự của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tại TPHCM, ông Mai Lương Khôi cho biết: Tổng cục Thi hành án dân sự không bao che những cá nhân sai phạm và đang kiểm điểm, xử lý cá nhân có liên quan. Các nội dung liên quan đến đơn của đại diện bà Lan (vợ ông Kiên) gửi đến các cơ quan chức năng và Tổng cục đã được giải quyết theo Luật Tố cáo.

Về xử lý vấn đề tiền ảo Bitcoin, đại diện Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế cho biết đây là vấn đề mới, Bộ Tư pháp đã lập nhóm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để tham mưu với cấp có thẩm quyền. Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng hồ sơ pháp lý liên quan đến quản lý tiền ảo.

“Theo luật hiện hành, dưới góc độ tiền tệ và phương tiện thanh toán thì chúng ta cấm”, đại diện Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính thông tin và khuyến cáo người dân lưu ý, tiền ảo Bitcoin là ẩn danh, nên cũng có thể là công cụ mà tội phạm lợi dụng. Nguy cơ bị đánh cắp và rủi ro cao giá trị tiền ảo biến động liên tục.

Lê Sơn