• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành tài chính thi đua để lan toả những tấm gương điển hình tiên tiến

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, xác định coi đây là một công tác quan trọng, “không chỉ khẩu hiệu mà phải bằng hành động thực tế” để góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đề ra.

24/10/2020 11:06

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh:VGP.

Trước thềm Đại hội Thi đua yêu nước ngành tài chính lần thứ V, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trao đổi với báo chí xung quanh nội dung này.

Xin Bộ trưởng giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trong các phong trào thi đua yêu nước ngành tài chính thời gian qua, có những đổi mới gì, thưa ông?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…", "Càng khó khăn, càng phải đẩy mạnh thi đua", tập thể Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính luôn xác định công tác thi đua khen thưởng là nội dung quan trọng, là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và mọi cán bộ, công chức, người lao động trong ngành Tài chính.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo, tổ chức phát động năm phong trào thi đua thường xuyên trong toàn ngành và nhiều phong trào thi đua chuyên đề, nước rút. Các đơn vị trong ngành Tài chính phát động hơn 500 phong trào thi đua; đặc biệt, tại hệ thống thuế, hải quan, kho bạc, dự trữ… các phong trào thi đua được triển khai đến tận cơ sở, có kế hoạch, chỉ tiêu rõ ràng.

Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, có sức lan toả lớn.

Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

10 năm qua, Bộ Tài chính đã phát động hai phong trào thi đua "Cả nước chung sức Xây dựng nông thôn mới" (giai đoạn 2011 - 2020) và "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" (giai đoạn 2016 - 2020).

Trong triển khai thực hiện phong trào thi đua đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua. Các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính đã phát động phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với cuộc vận động tiếp tục Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị với nội dung phong phú, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, từ đó thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức tham gia.

Bộ Tài chính đã hưởng ứng phát động thi đua của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam hội nhập và phát triển.

Bộ Tài chính đã rà soát và đề xuất các phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó tập trung vào nghiên cứu giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) liên quan trực tiếp tới người dân, DN. Kết quả, từ năm 2016 đến nay đã rà soát cắt giảm 296 TTHC và sửa đổi, đơn giản hóa 1.138 TTHC; ban hành quyết định phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa đối với 190/370 điều kiện kinh doanh…, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN.

Đối với Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 - 2025, ngày 8/6/2020, Bộ Tài chính đã ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BTC "Quy chế Văn hóa công sở tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính". Quy chế đã quy định cụ thể về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ làm việc, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, trang phục, đạo đức, lối sống của công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính. Mục đích nhằm xây dựng môi trường văn hóa công sở văn minh, lịch sự, đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong ngành Tài chính; nâng cao trách nhiệm, đạo đức, văn hóa giao tiếp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Để thực hiện tốt các phòng trào thi đua, con người và công tác cán bộ là rất quan trọng, trong đó Bộ Tài chính là tiên phong trong triển khai công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Xin Bộ trưởng có thể chia sẻ về cách thức triển khai hiệu quả công tác này của ngành?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Bộ Tài chính đã tích cực sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo các chủ trương của Đảng. Với tinh thần quyết liệt vào cuộc, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã triển khai hiệu quả công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy.

Đến tháng 6/2020 Bộ Tài chính đã thực hiện sắp xếp, cắt giảm được trên 5.641 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương; giảm 4.544 vị trí lãnh đạo, quản lý; đã giảm 9 đơn vị sự nghiệp công lập (từ 36 đơn vị xuống còn 27 đơn vị). Năm 2019, biên chế công chức tại các tổ chức hành chính của Bộ Tài chính đã giảm 4.974 chỉ tiêu tương đương 6,7% so với số đã được giao năm 2015 là 74.262 biên chế. Bộ Tài chính đã thực hiện cơ cấu, cân đối lại về biên chế trong toàn ngành để làm căn cứ giao biên chế cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Năm 2020, đã giảm 8,7% được giao chỉ tiêu so với năm 2015, đảm bảo lộ trình đến năm 2021 biên chế hành chính giảm 10% so với năm 2015. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định về giao biên chế sự nghiệp giai đoạn 2018-2021 cho tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.

Quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính bảo đảm theo đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ; công khai, minh bạch; trên cơ sở thực tế của từng đơn vị, sự đồng thuận của các cấp quản lý. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành; thay đổi phương thức quản lý…góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Trong giai đoạn tới, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, để hướng tới hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ tài chính – NSNN giai đoạn 2021-2025, công tác thi đua khen thưởng của ngành Tài chính sẽ được triển khai như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trong giai đoạn tới, tình hình kinh tế chính trị, an ninh thế giới dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi đó nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những rủi ro, tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp.

Toàn ngành Tài chính tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua cần được phát động thường xuyên, thiết thực, hiệu quả, tiêu chí thi đua cần bám sát các nhiệm vụ cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tổng kết, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, những nhân tố mới, mô hình mới… để tiếp tục lan tỏa những gương điển hình tiên tiến trong toàn ngành Tài chính.

Tôi cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Có khen thưởng kịp thời, đúng thành tích cho các tập thể, cá nhân mới góp phần tạo động lực cho người lao động phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Như Bộ trưởng vừa chia sẻ, cần phát động các phong trào thi đua để khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xin Bộ trưởng gợi mở một số định hướng lớn về những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tài chính giai đoạn 2021-2015?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn tới (2021-2025), trong công tác thi đua, khen thưởng, tôi đề nghị toàn ngành Tài chính xác định 6 nội dung trọng tâm cần thực hiện tốt.

Thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai hiệu quả các nội dung Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 39-CT-TW của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với công tác thi đua, khen thưởng…

Thứ ba, bám sát kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính và kế toán phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) được Đảng và Nhà nước giao để phát động các phong trào thi đua…

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, hướng dẫn kịp thời các quy định mới, đặc biệt là các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp.

Thứ năm, tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả từ phong trào, rút kinh nghiệm đề xuất các biện pháp, cách làm hiệu quả phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Anh Minh