• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay thầu phụ thi công đường sắt Cát Linh-Hà Đông

(Chinhphu.vn) – Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) yêu cầu Tổng thầu EPC điều chuyển toàn bộ khối lượng thi công còn lại của Công ty CP Lắp máy và xây dựng điện nước 1 cho nhà thầu phụ khác là Công ty CP Giao thông Hà Nội thực hiện để kịp tiến độ dự án.

25/12/2014 14:11
Tất cả các hạng mục của dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đều chậm tiến độ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết nhà thầu phụ là Công ty CP Lắp máy và xây dựng điện nước 1 thi công đường tránh Quốc lộ 6 thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, tiến độ triển khai rất chậm (hầu như không thực hiện) mặc dù Tổng thầu EPC đã đôn đốc nhiều lần.

"Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng Công ty CP Lắp máy và xây dựng điện nước 1 vẫn không có chuyển biến, thi công dây dưa, kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án", ông Hùng cho biết.

Vì vậy, Ban Quản lý dự án Đường sắt yêu cầu Tổng thầu EPC điều chuyển toàn bộ khối lượng thi công còn lại của Công ty CP Lắp máy và xây dựng điện nước 1 cho nhà thầu phụ khác là Công ty CP Giao thông Hà Nội thực hiện, hoàn thành dứt điểm công tác thi công trước ngày 30/12/2014.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Đường sắt Tổng thầu EPC không giao bất kỳ hạng mục nào của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông cho Công ty CP Lắp máy và xây dựng điện nước 1, đồng thời công ty này cũng không được tiếp tục tham gia bất kỳ công việc nào dưới bất kỳ hình thức nào tại các dự án do Ban được giao quản lý.

Theo thiết kế cơ sở, tuyến đường sắt sẽ được đặt tại dải phân cách của Quốc lộ 6 được quy hoạch mở rộng. Tuy nhiên, đến khi thiết kế kỹ thuật, dự án mở rộng Quốc lộ 6 đoạn Ba La-Bến xe Yên Nghĩa thuộc UBND TP. Hà Nội vẫn chưa được triển khai. Vì vậy, Tổng thầu EPC đã trình Cục Đường sắt Việt Nam phương án thi công đường tránh.

Ngày 1/4/2013, Bộ GTVT đã có văn bản số 2755/BGTVT-CQLXD chấp thuận cho phép xây dựng hạng mục đường tránh Quốc lộ 6 với chi phí bổ sung là 1,94 triệu USD. Đường tránh Quốc lộ 6 sẽ được tận dụng giữ lại như một phần của tuyến đường này mở rộng theo quy hoạch, không phải đào bỏ khi thi công xong dự án đường sắt. Như vậy trong tương lai, khi triển khai Quốc lộ 6 mở rộng sẽ không phải đầu tư hạng mục đã thi công này.

Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh-Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Theo yêu cầu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, đến tháng 10/2015 phải đưa dự án vào chạy thử, để đến ngày 31/12/2015 phải đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác thương mại.

Phan Trang