• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai

(Chinhphu.vn) – Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường nêu tại Nghị quyết 63/2018/QH14 của Quốc hội và các văn bản Bộ trưởng đã trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

08/08/2018 15:02

Bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để thực hiện những cam kết đối với các nội dung được chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 2450/QĐ-BTNMT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng đơn vị thuộc các lĩnh vực: Đất đai, môi trường, địa chất khoáng sản, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước…

Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện chính sách về môi trường

Đối với lĩnh vực môi trường, tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và hài hòa với pháp luật trong nước và quốc tế, đặc biệt là rà soát, xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế; triển khai thực hiện chương trình quan trắc và cảnh báo môi trường, nhất là tại các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm, khu tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường.

Đồng thời, rà soát, theo dõi chặt chẽ hoạt động xả thải; xử lý có hiệu quả tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông, suối, tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven sông, ven biển; tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong thực hiện các dự án, trong nhập khẩu, quá cảnh; không triển khai các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, nghiêm cấm việc nhập khẩu chất thải gây ô nhiễm môi trường; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu.

Xây dựng và triển khai hoạt động giám sát đối với các cơ sở, dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, nhất là trong thu hút đầu tư vào các khu vực nhạy cảm về môi trường; triển khai Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ban hành và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn; có lộ trình phù hợp giảm thiểu, tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi nilon không thân thiện với môi trường; nghiên cứu, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng không khí; xây dựng cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa bảo vệ môi trường, thực hiện đúng nguyên tắc “người được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường; người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, chi trả chi phí xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh giám sát chặt chẽ việc khắc phục các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất. Triển khai hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung; …

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai

Đối với lĩnh vực đất đai, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu đất đai; khẩn trương triển khai thực hiện Đề án điều tra, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tích tụ, tập trung đất đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất dùng cho mục đích công cộng, đất tại các nông, lâm trường, dự án BT, BOT; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Thường xuyên đôn đốc và triển khai các đoàn kiểm tra nắm tình hình tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong công tác đo đạc, cắm mốc, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; thực hiện giải pháp hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, gây tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản, khu vực có quy hoạch dự án trọng điểm;…

Quản chặt hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản

Về lĩnh vực địa chất và khoáng sản, tập trung đánh giá tác động 5 năm thực hiện các chính sách, quy định của Luật Khoáng sản năm 2010; xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trình Chính phủ ban hành trong năm 2018; đánh giá tình hình 6 năm thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước.

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, suối trái pháp luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản để nâng cao hiểu biết và chất lượng thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Nghiên cứu sửa quy định về cấp phép nhận chìm ở biển

Về lĩnh vực biển và hải đảo, khẩn trương xây dựng hoàn thiện trình Bộ để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển trong năm 2018; nghiên cứu, sửa đổi quy định về cấp giấy phép nhận chìm ở biển để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ sở nghiên cứu khoa học để nghiên cứu triển khai các giải pháp phục hồi hệ sinh thái để tạo những cảnh quan như san hô, cỏ biển, tạo những nơi có sinh cảnh phong phú để thành một tài nguyên trong tương lai, cho một ngành dịch vụ về du lịch của tương lai.

Phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu và các đơn vị có liên quan thực hiện các dự án cấp thiết, đặc biệt là các dự án chống sạt lở bờ biển…

Hoàn thiện nghị định về giảm phát thải khí nhà kính

Về lĩnh vực biến đổi khí hậu, khẩn trương phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm phát thải khí nhà kính trong năm 2018.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào cơ chế chính sách về huy động nguồn lực quốc tế, nguồn lực trong nước cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 853/NQ-UBTVQH13 ngày 5/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận Paris, Kế hoạch Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tăng cường thanh kiểm tra việc thực hiện quy định về tài nguyên nước

Về lĩnh vực tài nguyên nước, rà soát, đánh giá việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn, Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất, thực hiện các giải pháp chống sạt lở bờ sông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Cũng tại Quyết định số 2450/QĐ-BTNMT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai, Môi trường, Địa chất và khoáng sản: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong các hoạt động quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi; chú trọng việc kiểm tra, thanh tra các nguồn phát thải gây ô nhiễm sông, suối, hồ, biển của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Mai Chi