• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xử lý vi phạm chất lượng nông sản: Không thể cứ "giơ cao đánh khẽ”

(Chinhphu.vn) – 6 tháng đầu năm, qua kiểm tra, vẫn phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nguồn gốc nông lâm thủy sản bị xếp loại C (không đạt yêu cầu). Tuy nhiên các cơ sở này vẫn chưa bị xử lý triệt để.

15/07/2014 08:54

Phải làm cho người tiêu dùng không mất niềm tin vào nông sản sạch. 
Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, chất lượng nông, lâm thủy sản an toàn hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng ở các địa phương đã lấy 823 mẫu thủy sản nuôi để phân tích dư lượng các vi sinh vật, hóa chất độc hại, kết quả phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam Bộ, chiếm tỷ lệ 0,48%, giảm so với năm 2013 (0,65%).

Trong 21.791 mẫu nông lâm thủy sản, phát hiện 570 mẫu vi phạm các tiêu chí vi sinh vật và hóa chất, kháng sinh (chiếm 2,62%). Về vật tư nông nghiệp (VTNN), lực lượng chức năng đã lấy 702 mẫu, tổng mẫu vi phạm về tiêu chuẩn công bố là 112 mẫu (chiếm 15,95%). Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng bày tỏ lo ngại về số cơ sở loại C tăng lên, trong khi số mẫu vi phạm về tiêu chuẩn công bố vẫn ở mức cao (15,95%).

Xử phạt vẫn theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”

Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT đã được triển khai 3 năm nay. Đây là văn bản quy định việc kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Thông tư này có thể coi là “xương sống” trong việc kiểm tra về chất lượng VSATTP và VTNN. Bộ NNPTNT luôn đôn đốc các cơ quan ngành dọc ở các địa phương thực hiện Thông tư này nên ít nhiều đã tạo chuyển biến tích cực trong việc đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, khi triển khai, nhiều nơi vẫn xử lý các vụ vi phạm theo hướng “giơ cao đánh khẽ” khiến nhiều cơ sở “nhờn luật”, và làm niềm tin của người tiêu dùng vào việc kiểm soát chất lượng ATTP các sản phẩm nông sản giảm sút.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, tính đến ngày 8/7/2014, đã có 54/63 tỉnh gửi báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14. Lo ngại nổi lên ở 2 lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp và thuốc thú y, bảo vệ thực vật. 

Với các cơ sở kinh doanh phân bón, năm 2013 đã có 91 cơ sở xếp loại C được tái kiểm và có 64 cơ sở vẫn xếp loại C sau tái kiểm (70,3%) đến nay. Đối với thuốc thú y, chỉ có 1 cơ sở xếp loại C được tái kiểm và cơ sở này đạt loại B. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chỉ có 48,57% cơ sở xếp loại C được tái kiểm đến nay, tăng hơn năm 2013 (27,4%) và tỷ lệ cơ sở tiếp tục xếp loại C là 11,76% giảm so với năm 2013 (40,6%).

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Nguyễn Như Tiệp cho biết, tống số cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được thanh, kiểm tra là 14.323 cơ sở, trong đó số cơ sở vi phạm là 1.584 cơ sở (chiếm 11,6%). Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được thanh, kiểm tra là 3.751 cơ sở, trong đó số cơ sở vi phạm là 817 cơ sở (chiếm 21,78%).

Nói về việc xử lý các cơ sở loại C, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NNPTNT Hậu Giang cho rằng, dù toàn ngành làm quyết liệt để xử lý các cơ sở loại C, nhưng nhìn từ con số báo cáo của Bộ NNPTNT ở 2 lĩnh vực phân bón và thuốc thú y thì vẫn không ổn.

Báo cáo nêu rõ, đối với các cơ sở kinh doanh phân bón, không có cơ sở xếp loại C được tái kiểm; còn với thuốc thú y, chỉ có 1 cơ sở xếp loại C được tái kiểm và cơ sở này đạt loại B (năm 2013 đã có 144 cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra và có 34,7% cơ sở vẫn xếp loại C). Ông Đồng cho rằng, việc xử lý các cơ sở loại C đã có đầy đủ quy định, nếu làm quyết liệt, sau 3 lần kiểm tra không đạt thì cần rút giấy phép.

Về vấn đề này, theo đại diện Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên, ngoài giải pháp thu hồi giấy phép đối với các cơ sở xếp loại C thì nên điều chỉnh khung hình phạt hành chính đối với hành vi này theo hướng nâng mức xử phạt tới ngưỡng đủ khả năng răn đe các cơ vi phạm, việc thu hồi giấy phép chỉ là biện pháp cuối cùng.

Trong khi đó, đại diện Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, đã kiểm tra 229 cơ sở, phát hiện 13 cơ sở vi phạm; lấy 79 mẫu kiểm tra, phát hiện 2 mẫu vi phạm. “Đây là kết quả khiêm tốn, chưa phản ánh đúng thực tế. Theo dư luận phản ánh, phân bón giả, thuốc kích thích không đảm bảo chất lượng còn tràn lan. Nguyên nhân là do Thông tư 14 chủ yếu bao quát các cơ sở có đăng ký kinh doanh, còn cơ sở không đăng ký thì không kiểm tra được. Đây là lý do người dân phản ánh tình trạng vật tư nông nghiệp giả, lậu, kém chất lượng vẫn lộng hành ở địa phương. Vì thế, muốn ngăn chặn được  vật tư nông nghiệp kém chất lượng, Bộ cần cần mở rộng thanh, kiểm tra đối với các cơ sở không có giấy phép kinh doanh thì mới quản lý được triệt để, toàn diện.

Trồng trọt theo chuỗi hiện là một hướng đi tích cực để thực hiện tốt việc giám sát VSATTP các sản phẩm rau, quả trước khi đến tay người tiêu dùng. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 “Không để 1 người làm hại nhiều người”

Tại cuộc họp về VSATTP với các địa phương vào chiều 14/7, đứng trước tồn tại việc xử phạm các cơ sở loại C chưa rốt ráo, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo các địa phương cần đặt trọng tâm xử lý các cơ sở loại C theo quy định.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Hành lang pháp lý đã có, chúng ta phải làm quyết liệt, không để tình trạng 1 người làm hại nhiều người kéo dài. Hướng xử lý là xử phạt, biện pháp bổ sung là rút giấy phép và công khai thông tin. Các địa phương cũng cần nghiên cứu thông tin phân loại A, B, C gắn vào sản phẩm để, nhân dân biết và lựa chọn”.

Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương tập trung triệt phá hàng lậu, hàng kém chất lượng trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là tập trung vào thuốc BVTV giả, ngoài luồng đang trôi nổi trên thị trường. Đồng thời, chọn 1-2 sản phẩm có nguy cơ mất ATP cao để xử lý mạnh tay nhằm tạo chuyển biến.

Tại hội nghị này, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng An ninh Nông nghiệp nông thôn (A 86 - Bộ Công an)cho rằng, hiện nay chúng ta đã có nhiều văn bản để quản lý lĩnh vực vật tư nông nghiệp, ATVSTP, nhưng chúng ta vẫn thiếu những văn bản ở cấp cao hơn (Nghị định, Luật). Trong thực tế, người dân chưa có niềm tin vào những việc mà cơ quan chức năng đang làm, nên mua gì, ăn gì họ cũng hoài nghi. Ông Thế kiến nghị, nên huy động sức mạnh của hệ thống chinh trị, nhất là chính quyền và cấp ủy ở địa phương, đồng thời khuyến khích người dân tham gia.

Đồng tình với ý kiến này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, hiện nay các văn bản mới chỉ nặng về hành chính, tạo cơ sở cho cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng của mình mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích nhân dân tham gia. Điều này cần thay đổi trong thời gian tới. Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý, đối với một số sản phẩm có nguy cơ cao, chúng ta phải tập trung quản lý theo chuỗi, trong đề án xác định rõ vùng, gói kỹ thuật phổ biến cho dân cùng với việc liên kết, tiêu thụ. Hiện tại, Bộ NNPTNT đang xây dựng 2 đề án theo chuỗi đối với rau ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Về công tác đấu tranh chống buôn lậu, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Công Thương, trong đó đặc biệt lưu ý tình hình buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật. “Chúng ta phải chỉ đạo, phối hợp thực hiện quyết liệt hơn nữa. Trước đây, chúng ta đã dẹp được nạn buôn bán gà lậu, nay với thuốc bảo vệ thực vật lậu cũng cần phải quyết liệt vào cuộc như vậy”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.

Đỗ Hương