• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thanh tra Chính phủ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

(Chinhphu.vn) – Sáng 21/9, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kỷ niệm 70 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

21/09/2015 19:32
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng ngành thanh tra Việt Nam Huân chương Độc lập hạng Nhất - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Tham dự Lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương, khen ngợi những thành tích xuất sắc mà ngành thanh tra Việt Nam đã đạt được trong suốt 70 năm qua.

Chủ tịch nước khẳng định, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, ngành thanh tra đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là: hoạt động thanh tra đã gắn với hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ quản lý nhà nước; phát huy được vai trò chủ trì tham mưu trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện đúng vai trò chủ đạo trong việc tham mưu triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Luật Phòng, chống tham nhũng; Kế hoạch phòng, chống tham nhũng của Chính phủ và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng…

Bên cạnh đó, ngành thanh tra cần phải phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành, kế thừa những thành tựu và những mặt tích cực đã đạt được, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao vai trò, vị trí của ngành lên ngang tầm nhiệm vụ mới; đồng thời thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội thi đua lần thứ IV của ngành.

Chủ tịch nước yêu cầu ngành thanh tra cần tập trung làm tốt một số vấn đề như: xây dựng và hoàn thiện thể chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; chủ động thanh tra theo kế hoạch, nắm chắc tình hình, thanh tra đột xuất, kịp thời, phù hợp với thực tiễn; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Công tác phòng, chống tham nhũng cần phải có giải pháp đồng bộ, tiến hành quyết liệt hơn, để tạo chuyển biến rõ rệt; phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc hướng dẫn, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng ngừa và đẩy mạnh phát hiện tham nhũng.

Trong công tác xây dựng nội bộ, ngành thanh tra phải tập trung khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI; triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành thanh tra giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Đặc biệt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc nhở ngành thanh tra phải cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV vào các phong trào thi đua của từng địa phương, đơn vị và từng cá nhân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đề ra trong thời kỳ phát triển mới.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Diễn văn do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đọc tại lễ kỷ niệm cho biết: Suốt 70 năm xây dựng, trưởng thành, hoạt động của ngành thanh tra luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với nhiều tên gọi khác nhau như: Ban Thanh tra đặc biệt (1945 - 1948), Ban Thanh tra Chính phủ (1949 - 1954), Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1955 - 1960), Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (1961 - 1983), Ủy ban Thanh tra Nhà nước (1984 - 1989), Thanh tra Nhà nước (1990 - 2004), Thanh tra Chính phủ (từ năm 2004 đến nay), cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra Việt Nam luôn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm, chấn chỉnh quản lý, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.

Trong 5 năm qua, toàn ngành thanh tra đã triển khai trên 37.395 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.262 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phát hiện sai phạm gần 180 nghìn tỉ đồng, 303.068 ha đất; kiến nghị thu hồi 119.383 tỉ đồng và 19.229 ha đất; kiến nghị xử lý khác 59.846 tỉ đồng và 284.380 ha đất; ban hành 945.961 quyết định xử lý vi phạm hành chính với số tiền 29.302 tỉ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 22.539 cá nhân; 6.460 tập thể, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 297 vụ việc, 355 người.

Cơ quan hành chính các cấp, các ngành đã tiếp 1.347.990 lượt người, trong đó có 20.282 đoàn đông người; tiếp nhận 476.469 đơn khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 207.805/239.647 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 86%. Qua đó kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 2.327 tỉ đồng; 1.147 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.947 người; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 186 vụ việc, 442 người.

Trong thời gian tới, ngành thanh tra sẽ phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra. Đó là, tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và những lĩnh vực có liên quan; bảo đảm hoạt động của thanh tra ngày càng hiệu quả theo hướng tập trung cao, từng bước chuyên nghiệp; trong công tác thanh tra cần bám sát kế hoạch, kịp thời, thanh tra đột xuất, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, bất cập trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện đồng bộ các giải pháp và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài; công tác phòng, chống tham nhũng có giải pháp đồng bộ, tiến hành quyết liệt hơn, để tạo chuyển biến rõ rệt. Chủ động, tích cực hướng dẫn, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng và có biện pháp kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng.

* Ghi nhận những thành tích 70 năm qua toàn ngành đã đạt được, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng ngành thanh tra Việt Nam Huân chương Độc lập hạng Nhất; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước cho các đồng chí lãnh đạo Thanh tra Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong công tác, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và của ngành thanh tra.

Lê Sơn