• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cà Mau phát triển bền vững ngành tôm

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về Đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

22/01/2020 14:55

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND tỉnh Cà Mau tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án; xem xét, phê duyệt Đề án trên cơ sở cân đối nguồn vốn được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh quản lý.

UBND tỉnh Cà Mau rà soát, hoàn thiện Đề án theo ý kiến thẩm định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Với khoảng 303 nghìn ha nuôi thả thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi thả tôm, Cà Mau hiện là địa phương có diện tích nuôi thuỷ sản lớn, chiếm gần 40% diện tích.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, với diện tích trên, sản lượng tôm bình quân ở Cà Mau là 150 nghìn tấn/năm. Qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay nghề nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau không những mở rộng về diện tích, phát triển nhiều loại hình nuôi mà còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến vào nuôi siêu thâm canh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Theo các chuyên gia kinh tế, Cà Mau là tỉnh có nhiều thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 2,1 tỉ USD vào sau năm 2021 thì cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ công tác quản lý ngành đến tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị con tôm… Trong đó, cần lấy công nghệ cao làm phương châm phát triển bền vững, giúp người nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng được các tiến bộ khoa học một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giảm tổn thất sau thu hoạch trong nuôi tôm. Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 280.000 ha. Tổng sản lượng đạt 280.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi tôm không mở rộng mà chỉ ổn định ở mức 280.000 ha nhưng sản lượng tăng từ 280.000 tấn năm 2020 lên 415.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Cà Mau đang chú trọng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư các cấp, ưu tiên đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học, ngành ứng dụng công nghệ cao. Địa phương cũng thực hiện giao đất, mặt nước cho các thành phần kinh tế sử dụng vào mục đích nuôi tôm ổn định, lâu dài; chuyển đổi diện tích đất sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm kém hiệu quả do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, đất lâm nghiệp ven sông trồng rừng kém hiệu quả sang nuôi tôm.

Minh Hiển