• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Lấy ý kiến hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị

(Chinhphu.vn) - Ngày 11/10, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động chính quyền các cấp và đề xuất đổi mới theo mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng.

11/10/2019 17:15
Ảnh: VGP/Lưu Hương
Hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, chuyên gia, cán bộ quản lý để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nội dung: Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động chính quyền các cấp; thảo luận các định hướng, đề xuất các phương án, nội dung kiến nghị đổi mới về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền đô thị TP. Đà Nẵng theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, định hướng đề xuất đổi mới theo mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng theo 02 phương án: Phương án 1 là xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (cấp thành phố) và 02 cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã). Phương án này được đề xuất căn cứ vào tình hình đặc điểm, quy mô, tính chất đô thị TP. Đà Nẵng (6 quận nội thành, một huyện Hòa Vang có 11 xã và huyện Hoàng Sa) và dựa vào kinh nghiệm từng thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường giai đoạn 2009-2016.

Phương án 2 là xây dựng mô hình tổ chức 02 cấp chính quyền (cấp thành phố và cấp quận, huyện) và một cấp hành chính (áp dụng đối với phường), cụ thể là không tổ chức HĐND phường tại TP. Đà Nẵng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một thành phố năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố đang gặp nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều áp lực về chiến lược phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư; quản lý hệ thống hạ tầng và cải thiện môi trường đô thị; phát triển thị trường lao động, tài chính, bất động sản, khoa học-công nghệ; cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp…

Trong đó, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời kỳ hội nhập, cả về phân định nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức bộ máy; phương thức hoạt động, cơ chế điều hành, chính sách phân cấp quản lý, ủy quyền trên một số lĩnh vực chưa phù hợp với đối tượng, đặc thù quản lý ở đô thị và quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đang thay đổi nhanh chóng.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước; thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu trên một số lĩnh vực quản lý về quy hoạch, đất đai, đô thị, đầu tư, tài chính-ngân sách, tổ chức, nhân sự và tiền lương; thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và quy định của pháp luật…

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng cho biết, quá trình triển khai thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND quận/huyện, phường từ năm 2009 đến 2015 của Thành phố đạt kết quả tốt, thông suốt; người dân và doanh nghiệp hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền trong việc cung cấp các dịch vụ công. Việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận/huyện, phường bảo đảm tiến độ đề ra, tạo sự đồng thuận của cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân Thành phố thể hiện qua việc cắt giảm biên chế và bộ máy trung gian, giảm được một phần chi phí hành chính… Chính vì thế, việc bỏ HĐND cấp cơ sở nếu được thực hiện trở lại thì cũng không gặp nhiều khó khăn và mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn cho địa phương.

TS. Nguyễn Huyền Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) cho rằng: Việc đổi mới vai trò, chức năng, tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân đang được đặt ra như là một trong những ưu tiên quan trọng trong chiến lược cải cách, đổi mới của các quốc gia. Đặc biệt, trách nhiệm tổ chức cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân và cộng đồng, hướng tới bảo đảm công bằng và ổn định xã hội đã trở thành một vấn đề ưu tiên hàng đầu của chính quyền đô thị. Chính vì vậy, rất cần thiết phải tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị, coi đây là một trong những bước đột phá của việc đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đây là công việc rất nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi có bước đi thận trọng.

Lưu Hương