• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội chủ động phòng, chống dịch cúm A H7N9

(Chinhphu.vn) - Để chủ động đối phó với dịch cúm A H7N9 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại tỉnh Quảng Đông-Trung Quốc, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp giám sát, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.

17/01/2014 16:15

Theo đó, ông Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ các trường hợp người nhập cảnh đi từ vùng dịch vào Việt Nam.

Sở Y tế sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa để kịp thời phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo quy định; giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh nhân có hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng, bệnh nhân viêm phổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

Đặc biệt lưu ý các trường hợp mới trở về Việt Nam từ vùng dịch bệnh để có theo dõi, chẩn đoán và xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Khi có nghị ngờ, lấy mẫu bệnh phẩm gửi các  Viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh và điều trị cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán, chuẩn bị  đủ cơ sở vật chất, thuốc, hóa học phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, củng cố đội thường trực cơ động chống dịch để sẵn sàng đi điều tra, xử lý khi có yêu cầu, tổ chức tốt công tác trực dịch, trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân và báo cáo kịp thời, đúng quy định về Bộ Y tế.

Sở NNPTNT chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, tổ chức chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành vi rút cúm này trên các đàn gia cầm, khi phát hiện vi rút cúm này trên các đàn gia cầm, tổ chức xử lý triệt để ổ dịch và thông báo kịp thời cho ngành Y tế để triển khai các hoạt động phòng chống dịch lây lan sang người.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NNPTNT, Cục Hải quan, Công an thành phố, Bộ đội biên phòng tăng cường công tác quản lý thị trường, thực hiện điều tra ngăn chặn và thực hiện bắt giữ gia cầm nhập lậu, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.

Sở Tài chính có kế hoạch bổ sung kinh phí phòng, chống dịch cho các đơn vị Y tế ngay từ đầu năm để chủ động tăng cường các hoạt động giám sát, phòng, chống dịch, bố trí kinh phí dự phòng chống dịch để sử dụng trong trường hợp bùng phát trên diện rộng…

Trước đó, Bộ Y tế đã có Công điện số 106/CĐ-BYT ngày 10/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).

Tính từ cuối tháng 3/2013 đến ngày 13/1/2014, trên thế giới đã ghi nhận 168 trường hợp mắc cúm A H7N9, trong đó có 51 trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp tử vong đều ở Trung Quốc, đây cũng là quốc gia có số trường hợp mắc cao nhất với 164 trường hợp tại 12 tỉnh, thành phố.

Hiền Minh