• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không có cơ sở pháp lý và nhân văn cho việc đòi nhà đất

(Cổng TTĐT Chính phủ) - Việc ông Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và một số linh mục tại nhà thờ Thái Hà cố tình đòi lại khu đất số 42 phố Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội là không có cơ sở pháp lý, trái với đạo nghĩa của người con của Đất mẹ Việt Nam.

25/09/2008 17:00

Dân tộc Việt Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong thời đại Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam, trong đó có đồng bào theo Thiên Chúa giáo, đã hy sinh xương máu của mình để  đánh thắng các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế.

Theo hồ sơ tài liệu về nhà đất đang lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn gốc nhà đất số 40 a (nay là 42) phố Nhà Chung, Hà Nội thuộc thửa đất số 1472, mang bằng khoán điền thổ số 1765 khu Nhà Thờ, trước đây có nguồn gốc do Hội truyền giáo ngoại quốc (Hội thừa sai Pa-ri-Pháp) quản lý và sử dụng. Trong thời kỳ thực hiện chính sách của Nhà nước về nhà đất, năm 1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương, lúc đó là quản lý Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, đã bàn giao cơ sở nhà đất này qua Nhà nước  thống nhất quản lý. Liên tục từ đó đến nay, khu nhà đất 42 Nhà Chung do UBND quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng.

Cũng như vậy, khu nhà đất tại 116 Nam Đồng (nay là khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa) trước đây của dòng Chúa Cứu thế tại Hà Nội đã bàn giao cho Nhà nước quản lý từ những năm 1960.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng định "Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đổ bao xương máu để đánh tan các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập". Ngay từ thời kỳ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố xóa bỏ tất cả đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Đặc quyền này gồm có đặc quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... trong đó đặc quyền về bất động sản, đất đai... đều đã bị Nhà nước Việt Nam tuyên bố xóa bỏ. Do đó, đặc quyền về nhà đất ở 40a (nay là 42 Nhà Chung) của Hội truyền giáo ngoại quốc cũng đã bị xóa bỏ. Hơn nữa, năm 1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương đã bàn giao khu nhà đất này cho Nhà nước thống nhất quản lý. Không chỉ khu nhà đất số 42 phố Nhà Chung, mà trong thời kỳ này, nhiều nhà tư sản, các tổ chức, cá nhân đã hiến, tặng, bàn giao nhà đất cho Nhà nước thống nhất quản lý.

Điều 17, Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 18 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003  của Quốc hội khóa XI, trong đó nói rõ: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991".

Nghị quyết này quy định: "Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, quản lý nhà đất vắng chủ, quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo, quản lý nhà đất của những người đi di tản chuyển vùng hoặc ra nước ngoài".

Dựa trên căn cứ đó, kể từ năm 2001 đến nay, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều văn bản trả lời đơn kiến nghị của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, đều khẳng định không có cơ sở để trả lại đất. UBND TP Hà Nội đã có văn bản  gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như Nhà thờ Thái Hà hướng dẫn chi tiết về việc lập hồ sơ xin sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và giới thiệu 3 khu đất trên địa bàn thành phố để Hội đồng Giám mục lựa chọn, thực hiện các quy trình đầu tư xây dựng công trình phục vụ mục đích tôn giáo. UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều thiện chí để tạo điều kiện cho Hội đồng Giám mục Việt Nam xây dựng công trình phục vụ mục đích tôn giáo nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cũng như các linh mục ở Nhà thờ Thái Hà vẫn một mực "đòi lại" nhà đất tại số 42 phố Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng. Đó là việc làm thiếu thiện chí. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, ông Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục, các giáo dân bị lôi kéo, kích động cần tôn trọng sự thật này và thực hiện theo pháp luật.

B.T